--> -->
Dòng sự kiện:

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

27/04/2024 12:24

Chia sẻ
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024 Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

Bộ LĐTBXH vừa có phản hồi về kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam liên quan đến đề nghị nghiên cứu giảm tỷ lệ đóng BHXH. Thông tin về vấn đề này, Bộ LĐTBXH cho biết, BHXH là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, hoặc chết, trên cơ sở đóng vào Quỹ BHXH.

Việc quy định tỷ lệ đóng BHXH cần được xem xét trong việc xác định mô hình, chính sách, quyền lợi hưởng các chế độ của người lao động và nhân thân của họ, mức độ bao phủ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, cũng như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người... Bộ LĐTBXH cho rằng, xét về tỷ lệ đóng BHXH đơn thuần, thì Việt Nam là một trong những nước hiện cao tương đối so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, theo tỷ lệ hưởng thì quyền lợi hưởng chế độ ốm đau và thai sản được đánh giá là cao, đặc biệt là chế độ hưu trí. Hiện cao nhất trên thế giới với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%, trong khi các nước khác duy trì ở mức 35-50%.

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành
Ảnh minh họa

“Việc thực hiện điều chỉnh tỷ lệ đóng BHXH sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia BHXH nói riêng, và cả xã hội nói chung. Do đó, việc giữ tỷ lệ đóng BHXH như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách BHXH, và quyền lợi của người lao động”, Bộ LĐTBXH nêu rõ.

Hiện nay, tỷ lệ đóng BHXH đối với người lao động là 10,5%, bao gồm BHXH 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Người sử dụng lao động đóng 21,5%, trong đó 17,5% BHXH, 3% bảo hiểm y tế và 1% bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, tổng tỷ lệ đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32%.

Thực tế, vấn đề giảm tỷ lệ đóng BHXH không phải lần đầu mới được đề cập. Trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, 13 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực như dệt may, da giày - túi xách, thủy sản… cũng kiến nghị đưa tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động về mức đóng của năm 2009. Tức là người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%, tổng là 20%.

Khi phản hồi nội dung này, BHXH Việt Nam cũng cho rằng mức đóng BHXH đã được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện trong các mối quan hệ như: Tương quan, phù hợp với mức hưởng; giá trị thực tế của mức đóng, mức hưởng; giữa thời gian đóng - hưởng, mức độ bao phủ của các chế độ; nguyên tắc chia sẻ chủ yếu đối với các chế độ ngắn hạn.

Việc đánh giá tỷ lệ đóng BHXH cần được xem xét gắn với mối quan hệ giữa mức đóng với quyền lợi hưởng các chế độ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, sự phát triển của thị trường lao động, chi phí lao động…

Trước đó, tỷ lệ đóng BHXH chỉ được cân nhắc điều chỉnh tăng có lộ trình trong Luật BHXH 2007. Từ Luật BHXH 2014 đến dự thảo Luật (sửa đổi) hiện nay đều không xem xét đến vấn đề này, để đảm bảo tính ổn định, bền vững.

Phạm Diệp

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm