--> -->
Dòng sự kiện:

Gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025

06/02/2025 14:31

Chia sẻ
Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm là một dịp lễ quan trọng đối với những người kinh doanh buôn bán. Trong ngày này, người ta thường chuẩn bị mâm cúng Thần Tài với mong muốn nhận được sự phù hộ về tài lộc, làm ăn thuận lợi trong cả năm.
Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào? Giá vàng trong nước tăng mạnh trước ngày vía Thần Tài Gần ngày vía Thần Tài, giá vàng tăng trở lại

Ngày vía Thần Tài thể hiện sự đa dạng trong tín ngưỡng, văn hóa của người Việt Nam. Có nhiều điển tích, truyền thuyết về ngày vía Thần Tài.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho hay, theo quan niệm nhà Phật, ngài Di Lặc nhiều vàng bạc châu báu được coi là Thần Tài.

Quan niệm dân gian thì cho rằng, Thần Tài là các vị tiểu thổ thần nhỏ bé ở trong góc nhà. Các vị tiểu thổ thần nhỏ đến mức nhiều gia đình không dám quét nhà 3 ngày Tết vì sợ bới tung góc nhà khiến các vị Thần Tài bỏ đi. Điều này cũng lý giải tục kiêng quét nhà 3 ngày Tết vì sợ "đổ tài lộc đi".

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025
Trong mâm cúng ngày vía thần Tài thường có bộ tam sên. (Ảnh: Loan Trần)

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết, tín ngưỡng thờ Thần Tài bắt nguồn từ văn hóa phương Bắc cho rằng, Thần Tài là vị thần cai quản của cải, tài lộc của nhân gian. Vì vậy, thờ Thần Tài là một cách để cầu may mắn, nhất là đối với những người làm về kinh doanh, buôn bán.

Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Nhiều người tin rằng, đây là ngày mà Thần Tài giáng trần và ban phát tài lộc cho nhân gian.

Tháng Giêng cũng là tháng khởi đầu của một năm mới, nên các gia đình cúng Thần Tài vào khoảng thời gian này với mong muốn đầu xuôi đuôi lọt, hy vọng may mắn tài lộc trong cả năm.

Theo truyền thống, mâm cúng vía Thần Tài gồm có các lễ vật:

- Hoa tươi: Một bình hoa tươi, thường là hoa cúc hoặc hoa đồng tiền, được đặt lên bàn thờ Thần Tài. Hoa tươi thể hiện cho sự sống động và thịnh vượng, mang đến niềm vui và may mắn.

- Nến: Nến hoặc đèn dầu là vật không thể thiếu khi cúng bái. Ánh sáng từ nến giúp xua tan bóng tối và mang lại năng lượng tích cực cho gia chủ.

- Hương (nhang): Thắp hương là một nghi thức quan trọng trong các nghi lễ tâm linh, cầu mong thần linh chứng giám cho lòng thành kính của gia chủ.

- Trái cây: Mâm ngũ quả với năm loại trái cây khác nhau, thường được chọn lựa kỹ càng, thể hiện mong ước ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh) luôn hiện diện trong gia đình và công việc.

- Nước: Một ly nước sạch, biểu tượng cho sự tinh khiết và minh bạch, cũng được đặt trên bàn thờ.

- Gạo và muối: Hai bát gạo và muối, thường được đặt cạnh nhau, tượng trưng cho sự đủ đầy và sung túc.

- Tiền vàng: Đây là biểu trưng cho tiền tài, của cải được gửi tới cõi thần linh, mong nhận lại sự bảo hộ về tài lộc.

- Bánh kẹo và rượu: Một ít bánh kẹo và ly rượu có thể được thêm vào mâm cúng như biểu thị cho sự ngọt ngào và tình thân thiết trong các mối quan hệ kinh doanh.

Ngoài các lễ vật trên, mâm cỗ mặn là phần chính trong mâm cúng, tuỳ điều kiện và tập quán vùng miền mà có thể lựa chọn các món khác nhau. Với truyền thống của người miền Nam, mâm cúng Thần Tài đầy đủ ngoài những lễ vật trên thì không thể thiếu món cá lóc nướng. Còn ở miền Trung, đặc biệt là ở Huế, mâm cúng ngày vía Thần Tài thường có lưỡi heo hay mép bò.

Đặc biệt, trong mâm cúng ngày vía Thần Tài thường có bộ tam sên, còn gọi là tam sinh hay tam sanh, bao gồm 3 loại thực phẩm đại diện cho các loài bay trên trời, chạy trên đất và bơi dưới nước, thường là một miếng thịt heo (đại diện cho Thổ), một quả trứng luộc (đại diện cho Thiên), ba con tôm hoặc một con cua (đại diện cho Thủy).

Ý nghĩa của bộ tam sên không chỉ đơn thuần nằm ở góc độ vật chất mà còn là biểu trưng sâu sắc cho sự hòa quyện của ba yếu tố thiên nhiên. Thông qua bộ tam sên, người dân thể hiện sự tôn vinh những gì tự nhiên đã ban tặng, cũng như lời cầu mong cho một năm may mắn, thịnh vượng.

Những năm gần đây, trong mâm cúng ngày vía Thần Tài thường có thêm bánh bao tạo hình túi tài lộc, tiền vàng, thỏi vàng, hình quả đào... với nhiều màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Nhiều gia đình soạn mâm lễ cúng Thần Tài với chè trôi nước, xôi gấc đỏ hoặc xôi đậu xanh tạo hình chữ phúc, lộc, thọ. Nhiều chị em khéo tay còn bày xôi ngũ sắc cho thêm may mắn.

Ngoài ra, nhiều người còn mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong có thể cất đi hoặc đeo trên người để được may mắn quanh năm.

Việc chuẩn bị mâm cúng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo. Ngoài những vật phẩm trên, quan trọng nhất là tấm lòng chân thành của người cúng. Người ta tin rằng, với một tâm nguyện chân thật, Thần Tài sẽ đáp lại và mang đến cho gia chủ một năm mới đầy may mắn và thịnh vượng.

Khánh An (t/h)

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm