--> -->
Dòng sự kiện:

Sự tích và ý nghĩa ngày vía Thần Tài

06/02/2025 14:19

Chia sẻ
Theo sự tích dân gian, Thần Tài vốn là vị thần chịu trách nhiệm cai quản tiền bạc, của cải ở thiên đình, vì một sự cố mà lưu lạc dưới trần gian một số năm, và mùng 10 tháng Giêng là ngày ngài bay về trời. Trong ngày này, người dân thực hiện các nghi lễ cúng bái để cầu xin sự phù trợ, trở nên giàu có, buôn may bán đắt.
Gần ngày vía Thần Tài, giá vàng tăng trở lại Ngày vía Thần Tài: Nên mua loại vàng nào? Giá vàng trong nước tăng mạnh trước ngày vía Thần Tài

Dân gian xưa tương truyền khá nhiều câu chuyện về Thần Tài gõ cửa, đem đến may mắn, tài lộc. Ví như nhiều người truyền tai câu chuyện kể rằng xưa có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt.

Sự tích và ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Tượng Thần Tài ở Việt Nam được tạo hình theo Tài Lộc Chân Quân. (Ảnh minh họa)

Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.

Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất Thần Tài ẩn trong đống rác.

Một sự tích khác lại kể rằng, Thần Tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng phương Đông chuyên quản thúc tài phúc của thiên hạ. Cho đến nay, giai thoại về ngày vía Thần Tài vẫn được lưu truyền như một câu chuyện đậm chất dân gian.

Chuyện kể rằng trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì. Đến khi tỉnh dậy thì quần áo bị lột sạch, mất trí nhớ không còn biết mình là ai.

Thần Tài đi lang thang xin ăn khắp nơi. May thay khi Thần Tài đi xin ăn thì được một cửa hàng bán gà, vịt quay mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng. Song, một thời gian sau, cửa hàng đó làm ăn sa sút, vắng khách do chủ nhà thấy Thần Tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa.

Nhiều người kinh doanh khác biết chuyện giành mời Thần Tài về quán của mình. Theo đó, cửa hàng nào có Thần Tài vào ăn thì cửa hàng đó khách kéo đến nườm nượp. Vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Để tưởng nhớ, người ta chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời, tức ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Cũng theo tín ngưỡng dân gian, cứ vào ngày vía Thần Tài, mọi người lại đi sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài để cầu xin làm ăn thuận lợi, phát đạt trong năm mới. Trong đó, mua vàng với mong muốn “buôn may bán đắt” là một phong tục không thể thiếu, bởi vàng là tượng trưng cho giàu sang và phú quý.

Dù sự tích về ngày vía Thần Tài đang gây nhiều tranh cãi khi một số chuyên gia cho rằng, đây là câu chuyện được giới buôn vàng dựng lên nhằm mục đích bán vàng thu lợi nhuận. Song, với nhiều người tin rằng, mua vàng trong ngày vía Thần Tài và cất vàng trong két, trong ví hay để ở những nơi gần gũi với gia chủ sẽ mang lại tài lộc, sung túc cho cả năm.

Bởi, vàng không chỉ mua để cầu may mà trong tâm lý, thói quen của người Việt thì vàng vẫn được coi là kênh đầu tư và “giữ tiền” an toàn nhất. Nhiều gia đình luôn sở hữu một vài chỉ vàng đề phòng khi cần chi tiêu.

Tuệ Lâm (t/h)

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm