--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xét nghiệm RT-PCR khẳng định Covid-19

09/08/2021 22:39

Chia sẻ
Thành phố Hà Nội vừa tạm thời ban hành giá dịch vụ xét nghiệm RT-PCR khẳng định Covid-19. Trong đó, mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/1mẫu xét nghiệm.
Phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) tiếp tục xét nghiệm RT-PCR cho người từ Đà Nẵng về Quận Đống Đa xét nghiệm RT-PCR cho người đi từ Đà Nẵng về

Theo đó, giá xét nghiệm PCR phát hiện Covid-19 được Hà Nội tạm thời ban hành áp dụng cho hai loại xét nghiệm là mẫu đơn và mẫu gộp.

Với trường hợp mẫu đơn, quy định về giá như sau: Đối với tổ chức, đơn vị vừa thực hiện lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm vừa thực hiện xét nghiệm, giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 nguời mẫu đơn/1 lần xét nghiệm là 734.000 đồng; đối với tổ chức, đơn vị chỉ thực hiện lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm, giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm/1 người mẫu đơn là 117.800 đồng; đối với tổ chức, đơn vị chỉ thực hiện xét nghiệm, giá xét nghiệm/1 người mẫu đơn/1 lần xét nghiệm là 616.000 đồng.

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xét nghiệm RT-PCR khẳng định Covid-19
Ảnh minh họa.

Với trường hợp mẫu gộp giá được quy định: Đối với tổ chức, đơn vị vừa thực hiện lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm vừa thực hiện xét nghiệm, giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 2/1 lần xét nghiệm là 417.000 đồng; giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 3/1 lần xét nghiệm là 311.300 đồng; giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 4/1 lần xét nghiệm là 258.500 đồng; giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 5/1 lần xét nghiệm là 226.800 đồng.

Giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 6/1 lần xét nghiệm là 205.700 đồng; giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 7/1 lần xét nghiệm là 190.600 đồng; giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/01 người làm mẫu gộp 8/01 lần xét nghiệm là 179.300 đồng; giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/01 người làm mẫu gộp 9/1 lần xét nghiệm là 170.400 đồng; giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 10/1 lần xét nghiệm là 163.400 đồng.

Đối với tổ chức, đơn vị chỉ thực hiện lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm, giá lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm/1 người mẫu gộp là 100.000 đồng.

Đối với tổ chức, đơn vị chỉ thực hiện xét nghiệm: Giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 2/1 lần xét nghiệm là 317.000 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 3/1 lần xét nghiệm là 211.300 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 4/1 lần xét nghiệm 158.500 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 5/1 lần xét nghiệm 126.800 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 6/1 lần xét nghiệm là 105.700 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 7/1 lần xét nghiệm là 90.600 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 8/1 lần xét nghiệm là 79.300 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 9/1 lần xét nghiệm là 70.400 đồng; giá xét nghiệm/1 người làm mẫu gộp 10/1 lần xét nghiệm là 63.400 đồng.

Trước đó, Bộ Y tế đã có Công văn số 5378/BYT-KHTC hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19. Theo quy định, chi phí xét nghiệm (test) nhanh Covid-19 được xác định như sau: Mức giá xét nghiệm nhanh Covid-19 được quy định với đối tượng bảo hiểm y tế được thực hiện theo mức giá 238.000 đồng; Đối tượng không thanh toán bảo hiểm y tế sẽ thực hiện theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt tối đa là 238.000 đồng.

Đối với xét nghiệm kháng nguyên phát hiện SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch, trường hợp phải thực hiện quy trình lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm thì giá của dịch vụ này là 100.000 đồng/mẫu.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng, các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4356/BYT-KH-TC ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế. Trong đó, mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/ 1 mẫu xét nghiệm.

P.T (tổng hợp)

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.
Xem thêm