--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP

25/07/2024 13:27

Chia sẻ
Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban ngành, thời gian qua, các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận và trở thành điểm mua sắm mới thu hút đông đảo người dân và khách du lịch. Trước tín hiệu tích cực này, nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bán sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã phát triển, xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP. Dự kiến trong năm 2024, Thành phố sẽ phát triển thêm từ 20 - 30 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ Hà Nội: Quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Quận Tây Hồ: Khai trương Trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Thống kê cho thấy, thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề, trong đó có 331 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được Thành phố công nhận. Đây chính là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Theo thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có trên 100 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Trong số đó có trên 20 điểm OCOP gắn với du lịch làng nghề như: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc; Làng nghề gốm sứ Bát Tràng; Làng cổ Đường Lâm - thị xã Sơn Tây; Làng nghề may Vân Từ, nghề gỗ Sơn Hà - huyện Phú Xuyên; Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Thường Tín; Du lịch cộng đồng xã Hồng Vân, huyện Thường Tín; Cửa hàng Khánh Phát - xã Tản Lĩnh, Ba Vì giới thiệu sản phẩm OCOP từ sữa, sản phẩm huyện Ba Vì…

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
Các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Đánh giá vai trò quan trọng của các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP được Sở Công Thương Hà Nội và UBND Thành phố triển khai, dưới góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thiết - Thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) cho biết, việc phát triển các điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các địa phương trên địa bàn thành phố giúp cho các hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm cơ hội giới thiệu, quảng bá và đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm chất lượng tới các địa phương khác trong cả nước.

Theo đánh giá của các huyện, xã trên địa bàn Thủ đô, việc phát triển các điểm OCOP giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, làng nghề là cơ hội tốt để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước biết đến những sản phẩm chất lượng do các nghệ nhân, làng nghề sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của địa phương, cũng như các khu vực khác của Hà Nội.

Các đơn vị phân phối nhận định, việc nhân rộng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được mở tại khu vực ngoại thành có ý nghĩa quan trọng trong phát triển hệ thống phân phối hàng Việt trên toàn thành phố, giúp nhân dân, người lao động khu vực ngoại thành nhận biết, lựa chọn là địa điểm mua sắm uy tín, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng với những sản phẩm OCOP của những đơn vị sản xuất uy tín đã được đánh giá, phân hạng…

Để làm tốt công tác này, Sở Công Thương Hà Nội thường xuyên cung cấp thông tin, giới thiệu danh sách trên 2.200 sản phẩm OCOP Hà Nội đã được đánh giá, phân hạng đến các doanh nghiệp, siêu thị, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP… của Hà Nội và các tỉnh, thành phố để tổ chức kết nối, tiêu thụ, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị có sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, Sở tích cực phối hợp với các quận, huyện triển khai Kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Đến nay, có 12 quận, huyện (Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Ba Vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Trì, Phú Xuyên) báo cáo về thực trạng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn, đăng ký phát triển thêm 10 điểm trong năm 2024.

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô

Đề cập đến việc xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, cũng như các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn quận Tây Hồ, ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, hiện nay quận Tây Hồ đã có 36 sản phẩm OCOP chất lượng cao, trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao, 19 sản phẩm đạt 3 sao. Phát triển và quảng bá các sản phẩm OCOP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát triển kinh tế của quận, trong đó, việc lồng ghép xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực đầu tư. Sản phẩm OCOP sẽ góp phần làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch, tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP.

Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cũng mong muốn, với sự quan tâm chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Thành phố, sự đồng hành, hỗ trợ của các sở, ngành, đơn vị, thời gian tới, trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch của quận Tây Hồ sẽ ngày càng phát triển, trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài địa phương…

Được biết, nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, phát triển thêm mới từ 20 - 30 điểm trong năm 2024.

Đồng thời, Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục giới thiệu điểm bán để phát triển thành điểm OCOP và bố trí kinh phí hỗ trợ phát triển điểm OCOP (bảng biển, bục kệ…) theo chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm; chủ trương, nhiệm vụ UBND Thành phố giao tại Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 2/12/2022…

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng cho biết, điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống phân phối của Thành phố, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng với những sản phẩm OCOP của những đơn vị sản xuất uy tín đã được đánh giá, phân hạng… Do đó, cần tiếp tục hỗ trợ công tác duy trì, vận hành các điểm OCOP đang hoạt động trong việc chỉnh trang, quảng bá điểm OCOP;

Đồng thời, vận động đơn vị quản lý, vận hành điểm khai thác sản phẩm mới; phối hợp với Sở Công Thương giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Nội và các tỉnh đến các điểm OCOP để kết nối tiêu thụ sản phẩm phù hợp…

Đỗ Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm