--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt

17/11/2023 19:59

Chia sẻ
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Thủ đô đang ngày càng gia tăng. Mô hình chợ 4.0, tuyến phố thanh toán không tiền mặt, bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội… đã và đang được triển khai mạnh mẽ.
“Phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt Nhân rộng mô hình thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế

Đến chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) những ngày này, người dân không khỏi ngạc nhiên khi phía trên từng quầy hàng đều được treo biển ghi đầy đủ thông tin về chủ hộ kinh doanh, mặt hàng và nhất là mã QR kèm số tài khoản thanh toán.

Các tiểu thương ở chợ hiện không còn phải “đau đầu” chuẩn bị tiền lẻ trả lại cho khách hàng, khách hàng cũng không cần mang theo tiền mặt đi chợ dù chỉ mua mớ rau, bìa đậu. Đó là nhờ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận lợi, đơn giản, giao dịch chỉ cần thông qua điện thoại thông minh.

“Chúng tôi không mất công sức hay gặp khó khăn trong quá trình tạo mã QR vì đã được cán bộ chính quyền hỗ trợ. Đây là hoạt động thực sự hữu ích”, bà Nguyễn Thị Lan, một tiểu thương tại chợ Ngọc Hà cho biết.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Hầu hết các hộ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Được biết, trên địa bàn quận Ba Đình, tỷ lệ gắn mã không dùng tiền mặt đối với các cơ sở kinh doanh đạt gần 100%. Đặc biệt tại các chợ dân sinh, 100% các hộ kinh doanh đã thực hiện gắn mã thanh toán không dùng tiền mặt, điều này đã hỗ trợ và tạo chuyển biến tích cực trong nhân dân về thói quen không dùng tiền mặt hàng ngày trên địa bàn.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Cồ Như Dũng, quận Ba Đình sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt tại các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn quận. Khuyến khích hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín bằng cách mở rộng và chấp nhận các hình thức thanh toán. Cụ thể như, thanh toán qua máy POS, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động (tap to phone), qua phương tiện thanh toán điện tử…

Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng cho biết, với sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Quận ủy, UBND quận đến các đơn vị, đến nay quận Ba Đình đã hoàn thành kế hoạch triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận. Kết quả đạt được, hiện nay toàn quận đã có nhiều tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt với tỷ lệ 100% các cơ sở kinh doanh đã gắn mã thanh toán QR như phố Kim Mã, Văn Cao, Liễu Giai, Đào Tấn, Phan Đình Phùng… Công tác triển khai thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên toàn 14 phường.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trả tiền trong phút chốc.

Tại quận Hai Bà Trưng, các chợ dân sinh, các cửa hàng tạp hóa cũng đã được trang bị mã QR, không cần dùng tiền mặt, không cần thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trả tiền trong phút chốc.

Chị Nguyễn Thu Trang (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) kể từ hơn 1 năm nay, số lần đi rút tiền mặt tại cây ATM của chị đếm trên đầu ngón tay bởi quanh khu nhà chị từ bà bán hoa quả đến bán thịt, cá đều nhận chuyển khoản, quét mã QR.

“Tôi rất thích cách thanh toán mới này. Trước đây, sau khi nhận lương trả vào tài khoản ngân hàng, tôi thường phải ra cây ATM để rút tiền mặt đi chợ mua bán. Nhưng nay, chỉ cần mang theo điện thoại là có thể đi chợ thoải mái, kể cả chỉ mua mớ rau, bìa đậu phụ giá vài nghìn đồng cũng có thể quét QR. Các ngân hàng hiện nay đều miễn phí giao dịch”, chị Trang chia sẻ.

Bà Đặng Thị Lành, tiểu thương ở chợ Mai Động cho biết, khách mua vài nghìn đồng cũng muốn chuyển khoản, nhất là các bạn trẻ. “Chúng tôi đang dần quen với hình thức thanh toán bằng cách quét mã QR chuyển khoản. Việc này mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất là không lo nguy cơ tiền giả, thứ hai là không mất thời gian tìm tiền trả lại, càng không cần phải cầm nhiều tiền mặt. Thậm chí, bây giờ cửa hàng nào không nhận chuyển khoản, thì một số khách chọn sang hàng khác mua. Việc thu tiền về luôn tài khoản cũng thuận tiện cho chúng tôi trong việc trả tiền hàng cho các mối giao buôn”, bà Lành cho hay.

Nhiều người buôn bán tại các cửa hàng mặt phố như Phố Huế, Bạch Mai, Thanh Nhàn,… cũng nói tỷ lệ thanh toán không tiền mặt đang ngày càng phổ biến. Ghi nhận cho thấy, hầu hết các cửa hàng đều đặt bảng mã QR hoặc thông tin chuyển khoản để khách hàng có thể thanh toán, từ ly nước trà, cái bánh, gội đầu, cho tới viên thuốc… Ngoài ra, nhiều bạn trẻ cũng sử dụng các loại ví điện tử như MoMo, ShopeePay… để thanh toán rất tiện lợi.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Nhân viên ngân hàng hướng dẫn tiểu thương sử dụng mã QR.

Nhằm từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi chi tiêu tại chợ theo hướng phát triển văn minh, hiện đại, Ban Quản lý chợ quận Tây Hồ cũng đã vận động, khuyến khích tiểu thương sử dụng mã thanh toán QR để thuận tiện cho việc mua bán hàng hóa.

Qua ghi nhận tại chợ Xuân La (quận Tây Hồ), các hộ kinh doanh và khách hàng có thể mua bán hàng hóa bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên các ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng thông qua ứng dụng của các ngân hàng trong đó có ngân hàng Agribank.

Phó Trưởng Ban Quản lý chợ quận Tây Hồ Hoa Xuân Thuận cho biết: “Quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng”.

Kinh doanh tại chợ Xuân La nhiều năm và đã thực hiện đăng ký dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, một số hộ kinh doanh cho biết: Việc thanh toán bằng mã QR rất tiện lợi và đem lại sự an toàn cho cả khách hàng và người bán.Với dịch vụ này, bà không cần chuẩn bị tiền lẻ để trả lại cho khách như cách dùng tiền mặt vì người mua chỉ cần nhập đúng số tiền cần chi trả trên ứng dụng.

Để phấn đấu 100% hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận thực hiện quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian tới, Ban Quản lý chợ quận Tây Hồ phối hợp ngân hàng Agribank tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh và người mua hàng tại các chợ trên địa bàn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, dần hình thành thói quen mua bán hàng hóa theo hướng văn minh - hiện đại.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ở Hà Nội tăng mạnh.

Có thể thấy, việc thanh toán không dùng tiền mặt được nhân rộng ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội. Thực tế, có rất nhiều hoạt động được thành phố triển khai như: “Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội” (trong đó có các hoạt động như ngày vàng khuyến mại, sự kiện online xuống phố, ngày hội tiêu dùng 4.0, Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale,...), sự kiện ngày kinh doanh thương mại điện tử, triển khai vận hành có hiệu quả website bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội…

Hiện các ngân hàng cũng đều có nhiều chính sách, giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng số, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng này. Các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR...

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch điện tử ước đạt 45%; tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 96,67%; tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,9%...

Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong tiến trình tiến tới kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh. Với sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp cùng các cấp, các ngành của thành phố sẽ từng bước xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số... góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại - một Thủ đô xanh, thanh bình và thịnh vượng.
Hà Phong

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm