--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Một ca mắc Covid-19 chưa xác định được nguồn lây nhiễm

12/08/2020 21:44

Chia sẻ
Chiều 12/8, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn thành phố để tiếp tục các biện pháp không để dịch bệnh lây lan.
Lịch trình di chuyển phức tạp của bệnh nhân 867 mắc Covid-19 tại Hà Nội
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Hà Nội bầu khuyết vị trí Bí thư Đảng ủy
Đây là giai đoạn quan trọng, chúng ta phải chạy đua với thời gian

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã thông tin sơ bộ về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, trong nước và trên địa bàn thành phố; đồng thời đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới.

“Từ chiều 8/8, Thành phố đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm PCR cho những người từ Đà Nẵng về trong thời gian từ 15-29/7 gửi tới các đơn vị của Bộ Y tế xét nghiệm. Đến 15h ngày 12/8, đã lấy được 16.242 mẫu, đã có kết quả 11.039 mẫu âm tính”, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin.

2624 117023031 3323722464317168 325022591269681033 n
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch

Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết, Hà Nội đang gặp khó khăn trong số lượng vật tư y tế để làm xét nghiệm. Song thành phố sẽ cố gắng hoàn thành việc xét nghiệm trong nửa đầu tuần sau. Về trường hợp bệnh nhân 867, ông Việt cho hay, lịch trình đi lại, khám chữa bệnh rất phức tạp, đặc biệt là khó xác định thời điểm lây nhiễm.

Lãnh đạo huyện Thanh Trì cho biết ngay khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng của huyện đã thức trắng đêm để truy vết các trường hợp liên quan. Kết quả đã xác minh 14 trường hợp F1, tất cả các trường hợp này đã được đưa đi cách ly, bên cạnh đó đưa đi cách ly 1 trường hợp nghi ngờ; đến nay đã có kết quả 14/15 trường hợp âm tính. Huyện cũng tiếp tục điều tra 8 trường hợp F2 và các trường hợp tiếp xúc gần…

Tham gia cuộc họp, TS. Trần Đắc Phu, chuyên gia của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, đánh giá cao cách làm hiệu quả của Hà Nội trong công tác phòng chống dịch thời gian qua. Về ca bệnh 867, ông Phu cho rằng, cần làm rõ xem bệnh nhân này bị lây nhiễm ở Hải Dương hay Hà Nội vì trường hợp bệnh nhân này rất đáng lo ngại và cũng đề nghị Hà Nội cần tập trung phòng chống dịch trong các cơ sở y tế. “Hà Nội cũng cần chú ý phòng dịch ở các trung tâm dưỡng lão”, ông Phu cảnh báo.

Kết luận cuộc họp, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, công tác phòng, chống dịch bệnh vẫn còn một số hạn chế, trong đó khó khăn là vẫn có người dân chưa đeo khẩu trang trên đường, nơi công cộng. Đặc biệt đã có những ca bệnh chưa xác định được nguồn lây nhiễm. “Hà Nội có thể sẽ còn ca mắc mới trong cộng đồng. Chiều hướng dịch bệnh sẽ tăng lên nếu không có biện pháp mạnh mẽ”, ông Quý nói.

Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý yêu cầu các đơn vị tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của Trung ương và thành phố, không lơ là, chủ quan, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả không để dịch bệnh lây lan song hành với thực hiện mục tiêu kép.

Đặc biệt, cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tập trung đông người (không quá 30 người) tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc; triển khai khai báo y tế theo quy định; tiếp tục dừng tổ chức lễ hội; dừng hoạt động karaoke, quán bar, vũ trường; đảm bảo phòng dịch ở các cơ sở y tế.

Hoàng Phúc

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm