--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Sớm điều chỉnh việc 1 phố có nhiều tên gọi

25/10/2023 17:38

Chia sẻ
Nhà trùng số, phố trùng tên là “đặc sản” của Hà Nội, đặc biệt là các con đường mới mở. Điều đáng nói là có những địa chỉ "định danh" vốn có bỗng dưng được điều chỉnh đã gây nhiều phiền lụy với người dân.
Hà Nội: Siết chặt công tác đánh số, gắn biển số nhà và biển công cộng Hà Nội thống nhất đặt tên 27 đường phố mới Quận Nam Từ Liêm: Gắn biển tên phố Hồng Đô và phố Huy Du

Sinh sống ở đây đã vài chục năm nhưng anh Nguyễn Khắc Huy, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, vẫn không giải thích được khi có người hỏi địa chỉ nhà mình ở là xóm Hà Hồi, xóm Hạ Hồi hay là ngõ xóm Hà Hồi hoặc ngõ xóm Hạ Hồi.

Theo anh Huy, tất cả các giấy tờ tùy thân của anh đều có ghi là địa chỉ xóm Hạ Hồi, tuy nhiên, bất ngờ 7 năm trước, tại 3 lối thông với phố Trần Quốc Toản và Quang Trung khu vực này lại được gắn biển là xóm Hà Hồi, chỉ lối thông với phố Trần Hưng Đạo gắn biển tên Hạ Hồi.

Bức xúc với tình trạng nay, hồi đầu năm, người dân tại đây đã có kiến nghị chính quyền thống nhất một tên gọi, không để tình trạng 4 tên như hiện nay, gồm: Ngõ xóm Hạ Hồi, ngõ xóm Hà Hồi, xóm Hà Hồi, ngõ Hà Hồi.

Hà Nội: Sớm điều chỉnh việc 1 phố có nhiều tên gọiHà Nội: Sớm điều chỉnh việc 1 phố có nhiều tên gọi Hà Nội: Sớm điều chỉnh việc 1 phố có nhiều tên gọiHà Nội: Sớm điều chỉnh việc 1 phố có nhiều tên gọi
Nhiều người dân không biết địa chỉ nhà mình là xóm Hà Hồi, xóm Hạ Hồi hay là ngõ xóm Hà Hồi hoặc ngõ xóm Hạ Hồi.

Quận Hoàn Kiếm sau đó có văn bản đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin để có cơ sở phản hồi kiến nghị của cử tri. Tuy nhiên, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm của Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố vào giữa tháng 6, nội dung trên chưa được giải đáp. Biển bảng và địa chỉ các căn hộ, cửa hàng trong ngõ cũng vì thế mà mỗi nhà một tên và nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười” vẫn cứ âm thầm diễn ra.

“Giấy tờ tùy thân của chúng tôi vẫn ghi là xóm Hạ Hồi, vậy cứ thế thay đổi lại cho chúng tôi, chứ không cần thêm thắt hay chú thích gì cả”, anh Huy chia sẻ.

Cách đó không xa, cũng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, phố Tố Tịch chỉ dài khoảng 100m, nối từ phố Hàng Quạt đến phố Hàng Gai (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm). Nhưng hai đầu phố lại được gắn biển tên khác nhau. Đầu Hàng Gai là biển tên phố Tô Tịch, đầu còn lại nối ra phố Hàng Quạt lại được gắn biển tên Tố Tịch. Biển bảng trên phố cũng gắn địa chỉ tùy theo ý thích của chủ nhà là Tô Tịch hay Tố Tịch.

Hay như phố Báo Khánh (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm) dài 104m, rộng 8m, là đoạn đường nối từ phố Lê Thái Tổ đến phố Hàng Trống. Biển tên ghi thống nhất Báo Khánh nhưng đa số cửa hàng kinh doanh, thậm chí cơ quan nhà nước lại ghi Bảo Khánh...

Trên thực tế, tình trạng trùng tên, “ngọng” tên phố cũng đã diễn ra trên nhiều con phố của Hà Nội, nguyên nhân sâu xa là do sự hiểu sai các tên, địa chỉ từ ngày xưa nhưng sau khi điều chỉnh lại đem đến nhiều phiền lụy. Lấy ví dụ, phố Báo Khánh là sự ghép tên giữa hai thôn Báo Thiên Tự và Hữu Khánh Thụy nhưng vì nhiều nguyên nhân mọi người vẫn lầm tưởng là Bảo Khánh. Tương tự, xóm Hạ Hồi được lấy theo tên làng Hà Hồi thuộc huyện Thường Tín, nơi khi xưa vua Quang Trung đánh tan 1 đồn phòng ngự của quân Thanh, nhưng người dân sau này đã đọc nhầm thành Hạ Hồi và giữ nguyên từ đó đến nay.

Tương tự, được đặt theo tên của tiến sĩ nông học Lương Định Của, nhưng lâu nay con phố nhỏ thuộc quận Đống Đa thường bị nhầm thành Lương Đình Của. Mặc dù chính quyền quận Đống Đa đã có sự điều chỉnh biển tên phố Lương Định Của nhưng nhiều cửa hiệu, thậm chí nhiều địa chỉ cơ quan chính quyền cũng vẫn đang lấy địa chỉ là phố Lương Đình Của và vẫn phải chấp nhận tình trạng chung tên này vì liên quan đến nhiều thủ tục khác nhau.

Hà Nội: Sớm điều chỉnh việc 1 phố có nhiều tên gọi
Số nhà 43 Lương Định Của nằm cạnh số nhà 45 Lương Đình Của.

Ngoài tình trạng “ngọng” tên phố, nhiều hệ lụy cũng đã diễn ra khi nhiều đường phố trùng tên nhau nhưng lại ở cách xa nhau hàng chục km như đường/phố Trần Phú có ở nhiều quận huyện của Hà Nội gồm: đường Trần Phú, quận Ba Đình; đường Trần Phú, huyện Thường Tín; đường Trần Phú, quận Hà Đông; phố Trần Phú, quận Hoàn Kiếm...

Trên thực tế, do chủ yếu lấy các tên danh nhân để đặt cho đường phố nên tình trạng trùng tên cũng không hiếm gặp. Cụ thể, đường Quang Trung chạy qua (hoặc cũng có) ở 6 quận huyện của Hà Nội như quận Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì, quận Hà Đông, quận Hoàn Kiếm, thị xã Sơn Tây, huyện Ứng Hòa. Tuy nhiên, người dân thường nhớ đến đường Quang Trung (quận Hà Đông) tấp nập ôtô tải hay còn phố Quang Trung (quận Hoàn Kiếm) ngạt ngào hoa sữa.

Hoặc như, chỉ cần ghi đường Lê Trọng Tấn sẽ ra hai kết quả thuộc Ngã Tư Sở, quận Thanh Xuân và đường Lê Trọng Tấn thuộc quận Hà Đông. Còn phố Yết Kiêu không chỉ có tại quận Hà Đông mà hiện có cả tại quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm. Tương tự, tình trạng trùng tên đường phố cũng xảy ra trên các phố Bà Triệu, Tô Hiệu, Phùng Hưng...

Thiết nghĩ, nên có một thống kê đầy đủ về tên gọi các con phố, ngõ, xóm của Hà Nội để có sự điều chỉnh thích hợp, trách làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Tuấn Dũng

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.
Xem thêm