--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

18/03/2025 11:25

Chia sẻ
Theo Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thủ đô đã được phê duyệt bổ sung thêm 567 di tích mới. Những di tích này được bổ sung vào danh mục đã được công bố theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016.
Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Khu Phố cổ Hà Nội Biến di tích thành điểm đến của du khách Hà Nội có thêm 17 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố

Sau khi bổ sung, tổng số di tích trên địa bàn Hà Nội lên đến 6.489 di tích.

Hà Nội có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước
Hà Nội có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước.

Danh mục di tích bổ sung bao gồm nhiều loại hình khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, quán, văn chỉ... phân bố ở nhiều quận, huyện, thị xã. Trong đó, một số huyện có số lượng di tích bổ sung đáng kể như huyện Mỹ Đức (44 di tích), huyện Sóc Sơn (39 di tích), thị xã Sơn Tây (37 di tích) và huyện Thạch Thất (33 di tích).

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao công bố danh mục bổ sung kiểm kê di tích trên địa bàn Thành phố từ 31/12/2015 đến 31/1/2025; bàn giao số liệu, danh mục di tích cho các quận, huyện, thị xã để tiếp nhận quản lý theo quy định; định kỳ hàng năm tổng hợp số liệu về những biến động (tăng, giảm); định kỳ 5 năm thực hiện rà soát trình UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục kiểm kê di tích.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các di tích thuộc danh mục bổ sung kiểm kê; đảm bảo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, các quy định pháp luật hiện hành và các quy định của thành phố về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và giao cho Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

Việc bổ sung này thể hiện nỗ lực của thành phố Hà Nội trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ các di tích theo đúng quy định của pháp luật.

Phương Bùi

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm