--> -->
Dòng sự kiện:

Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu và truyền thuyết Bà Chúa Hến làng Tó

26/02/2024 15:46

Chia sẻ
Cứ vào rằm tháng Giêng người dân khắp nơi lại đổ về Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội để tham gia lễ hội và nghe truyền thuyết về cô gái làng Tó - Bà Chúa Hến.
Đầu năm, đến ngôi Đền cầu tài lộc linh thiêng nổi tiếng Hà Nội Người “truyền lửa” góp phần bảo tồn Làng cổ Đường Lâm Bảo tồn, gìn giữ lâu dài các giá trị hiện hữu của chùa Tây Phương

Ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn, Ủy ban nhân dân xã Tả Thanh Oai đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của hai vị Thành Hoàng tôn kính, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Cùng nhân dân ôn lại lịch sử gắn với di tích, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tả Thanh Oai Vũ Hoài Sơn cho biết, ấp Hoa Xá, Tả Thanh Oai là một vùng đất có bề dày lịch sử. Đình Hoa Xá và Minh Ngự Lâu là hai công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau, cùng gắn liền với hai vị Thành hoàng làng; đó là vua Lê Đại Hành - Tiên đế của triều Tiền Lê và Bà Chúa Hến - người con gái làng Tó có công giúp vua Lê đánh thắng giặc Tống xâm lược.

Đình Hoa Xá nằm bên dòng sông Nhuệ quanh năm đỏ đậm phù sa, ngày đêm thuyền bè qua lại. Nơi đây đã ghi lại dấu tích chiến thuyền của vua Lê Đại Hành đi đánh giặc. Dòng sông, bến nước, con đò nơi ấy đã chứng kiến mối tình thơ mộng của vị vua nhà Tiền Lê với cô gái làng Tó.

Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu và truyền thuyết Bà Chúa Hến làng Tó
Di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1994.

Không ai rõ cô gái tên gì, chỉ biết người làng gọi là cô Hến. Tương truyền, lúc còn nhỏ, nhà nghèo, cô Hến sớm lo mò hến bắt cua ven sông Nhuệ, tối về dọc đường kiếm củi. Năm 981 giặc Tống sang xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành cùng các tướng sĩ hành quân qua đường sông Nhuệ, nhân dân các vùng đi giúp vua đánh giặc rất đông.

Một lần, vua qua ấp Hoa Xá, tạm dừng quân để lấy binh lương, giờ ngọ, thấy một cô gái gánh gạo trong đám dân binh. Cô đội nón lá mặc áo vải thô, mắt sáng, mày thanh, mặt sinh như ngọc, miệng cười như hoa. Trong lúc nghỉ chân, cô xuống sông vốc nước rửa tay, có đám mây ngũ sắc che đầu. Nhà vua cho rằng người con gái ấy không phải tầm thường, và lưu tâm chuyện ấy.

Khi đoàn quân ra trận, nhà vua giao cho cô trông coi binh lương, cô có sáng kiến làm bánh chưng, bánh dày, làm ruộng, chăm lo lương thảo cho quân sĩ. Ít lâu sau, đánh tan giặc ở sông Đỗ Lỗ, thiên hạ thái bình, quân sĩ reo ca khúc khải hoàn rước vua về kinh đô Hoa Lư.

Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu và truyền thuyết Bà Chúa Hến làng Tó
Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu gồm 2 phần là phần lễ và phần hội

Triều đình mở tiệc, thưởng người có công, vua chọn ngày lành, ngự giá Bắc tuần, về ấp Hoa Xá. Vua cho mời cô gái năm xưa, ban quần gấm áo ngự, đón về kinh. Nhà vua phong cho người con gái ấp Hoa Xá là “Đô Hồ quý phi”, vua cấp cho bà 185 mẫu ruộng để bà cho dân làng cày cấy.

Bà đã cùng với đức vua lo bình Chiêm đánh Tống còn lưu chiến tích khắp non sông. Vì vậy cô gái làng Tó - Bà Chúa Hến bên sông Nhuệ đã đi vào thơ văn ghi chép trang trọng vào các câu đối, bài châm được đặt ngang với đức vua Lê Đại Hành ở các vị trí tôn nghiêm trong đình miếu ở các làng ven sông Nhuệ.

Khi bà mất, dân làng Tó cúng giỗ hàng năm và dựng lầu “Minh Ngự Lâu” tại nơi ở cũ của bà. Dân làng tưởng nhớ bà, lấy ngày 15 tháng Giêng hằng năm tổ chức lễ hội theo quan niệm “Tết quanh năm không bằng rằm tháng giêng”.

Trong dân gian, nhiều truyền thuyết về câu chuyện tình này, và khi kể chuyện ai cũng mở đầu với lời thơ rằng: “Chuyện tình sét đánh bên sông. Vua đã phải lòng cô Hến làng tôi...”

Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu và truyền thuyết Bà Chúa Hến làng Tó
Nhân dân xã Tả Thanh Oai hát văn nghệ nhân dịp khai mạc lễ hội Đình Hoa Xá Xuân Giáp Thìn

Đình Hoa Xá quay hướng nam, toạ lạc trên khu đất rộng, địa thế đẹp về phong thuỷ. Giếng đình theo quan niệm tụ thuỷ của người xưa. Qua ba bậc tam cấp đến cổng ngọ môn, bốn trụ xây cao, hai trụ chính cao đến 5m, đỉnh trụ đắp nổi hai con nghê quay vào nhau. Xuống ba bậc tam cấp gặp sân đình ngoài với hành lang và khu tạp cảnh dài tới tam quan.

Tam quan xây bề thế, hai trụ chính xây vuông, đỉnh trụ dắp hai con nghê, dưới trang trí hình tứ linh. Từ cổng lớn tam quan vào sân trong có hai ngựa đá đứng đón với đầy đủ yên cương, quả nhạc. Đình còn bảo lưu được đôi hạc thờ, tượng bà Đô Hồ, ngựa đá thời Lê, bia đá, thần phả, sắc phong... là những tác phẩm có giá trị lịch sử và nghệ thuật. Di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1994.

Lễ hội Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức: lễ thánh, lễ rước Long ngai ra kiệu, rước kiệu Long ngai về Minh Ngự Lâu, lễ rước nước, lễ mục dục tại Minh Ngự Lâu, rước kiệu hồi loan...

Phần hội gồm những trò chơi truyền thống và giao lưu văn nghệ giữa các đơn vị trong xã và các xã bạn. Ngoài ra lễ hội còn mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu…

Qua lễ hội hằng năm cho thấy sự nỗ lực, cố gắng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của chính quyền và nhân dân xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm