
Hai bệnh nhi ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc
17/07/2017 17:11
![]() | Nhiều trẻ ngộ độc chì nặng phải cấp cứu do dùng thuốc cam |
![]() | Liên tiếp các trường hợp trẻ nguy kịch vì ngộ độc chì trong thuốc cam |
Tuy hiện nay hai cháu bé đã qua giai đoạn nguy kịch và không còn ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng những tác động lâu dài đến trí tuệ và sức khỏe của các cháu thì chưa thể xác định được.
Bệnh nhi Bùi Anh D., 6 tháng tuổi, ở Thái Thụy, Thái Bình, được chuyển đến khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai ngày 21/6 trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, suy hô hấp phải thở máy, kèm theo triệu chứng co giật, có tổn thương não.
![]() |
Lấy máu làm xét nghiệm cho trẻ nhiễm độc chì. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN) |
Theo lời người nhà, trẻ có tiền sử bị viêm da cơ địa, từ lúc 1 tháng tuổi đã được khám và điều trị theo đơn của bác sỹ tư nhân. Mặc dù được dùng cả thuốc bôi và uống theo đơn nhưng bệnh cứ tái đi tái lại nên gia đình đã chuyển sang dùng thuốc đông y, dạng thuốc cam đã 24 ngày.
Cách 2 ngày trước khi vào viện, trẻ nôn nhiều, da xanh, co giật toàn thân, mỗi cơn kéo dài khoảng 5 phút, 5-6 cơn trong 2 ngày.
Qua khai thác bệnh sử và các biểu hiện lâm sàng, các bác sỹ của Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch Mai đã nghĩ đến bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị tích cực như thở máy, dùng kháng sinh liều cao…, bệnh nhi được lấy mẫu máu gửi đi định lượng nồng độ chì.
Kết quả, nồng độ chì trong máu lên đến 105 microgam/100 ml (cao gấp nhiều lần mức cho phép). Ngay lập tức, Khoa Nhi đã hội chẩn cùng Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai để có phác đồ thải độc chì cho bệnh nhi.
Bác sỹ Kim Anh - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhi đã có những tiến triển rõ ràng, rút được máy thở sau 2 ngày, tình trạng viêm da cơ địa đã ổn định, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm. Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng song những di chứng mà ngộ độc chì để lại, hiện tại chưa thể xác định được do bệnh nhi còn quá nhỏ và việc thải độc chì sẽ vẫn phải tiếp tục sau khi bệnh nhi được xuất viện.
Một trường hợp khác cũng bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc đang được điều trị tại Khoa Nhi là cháu Đỗ Thị Thu H., 7 tháng tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội.
Cách đây 2 tháng, trẻ có dùng thuốc cam mua ở hiệu thuốc để điều trị nang tuyến lệ. Khi trẻ xuất hiện loét miệng, gia đình đã mua một loại thuốc cam khác có dạng bột màu đỏ và dạng viên màu nâu của bà lang ở chợ (không có nhãn mác) về cho con uống nhưng sau đó trẻ xuất hiện nôn nhiều, đi phân đen.
Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Hiếu - bác sỹ trực tiếp điều trị cho cháu H., hiện tại bệnh nhi bị tổn thương đường tiêu hóa, phổi và gan. Bệnh nhi được hội chẩn cùng các chuyên gia chống độc của Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai để có phác đồ thải độc chì tốt nhất.
Theo các chuyên gia, chì là một chất cực độc, nhất là trong trường hợp ngộ độc cấp tính. Chì khó thải loại, khi vào cơ thể nó theo máu đến các cơ quan như gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ, tiêu hóa…, gây các triệu chứng đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt thần kinh mắt, mất tiếng nói.
Để tự thải trừ chì ra khỏi cơ thể đôi khi phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn, khi đó hậu quả sẽ rất nặng nề do không kiểm soát được.
Bác sỹ Nguyễn Thành Nam - Phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam mua của những ông lang, bà mối bán ở chợ, không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh.
Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Theo PV/ vietnamplus.vn

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội

Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An biểu dương công nhân lao động tiêu biểu

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
