
Hai chị em nhập viện cấp cứu vì nhầm thuốc diệt chuột là kẹo
21/08/2019 20:25
![]() | Hy hữu 6 bệnh nhân ngộ độc do uống nhầm thuốc diệt chuột |
![]() | Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thuốc diệt chuột |
![]() | Cảnh báo ngộ độc thuốc diệt chuột đã cấm lưu hành trên thị trường |
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Ngọc A, 7 tuổi và Nguyễn Minh H, 6 tuổi, ở Thái Bình. Chiều 15/8, bố mẹ đi vắng để hai chị em tự chơi với nhau ở nhà.
Trong lúc chơi đùa, cháu A trèo lên mái bếp và thấy có 2 ống thuốc diệt chuột bằng thỏi bút bi. Cứ nghĩ là kẹo, hai chị em cắt ống chia nhau uống mà không biết đó là thuốc diệt chuột.
![]() |
Những ống thuốc diệt chuột nhìn thoáng qua rất giống kẹo. (Hình minh họa) |
Gần 30 phút sau, người nhà về thấy hai con nằm trên giường trong trạng thái li bì và đã bị nôn trớ. Ngay sau khi phát hiện con bị ngộ độc thuốc diệt chuột, gia đình đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Sau hai ngày được điều trị và chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đến ngày 18/8, sức khỏe của hai bệnh nhi đã ổn định.
TS.BS Lê Ngọc Duy, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tai nạn ngộ độc thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi.
Ở độ tuổi này, trẻ có bản năng tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh, hay đưa mọi thứ vào miệng, ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho dù mùi vị ra sao, nhất là những thứ nhìn hấp dẫn, có màu sắc sặc sỡ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra.
Từ ca bệnh trên, bác sĩ Lê Ngọc Duy cũng đưa ra các khuyến cáo nhằm phòng ngừa tai nạn ngộ độc cho trẻ nhỏ. Trong đó, với hóa chất để trong nhà: Các bậc phụ huynh cần để xa tầm với của trẻ em, không để trẻ nhìn thấy.
Không dùng các dụng cụ chứa, đựng thức ăn, đồ uống để đựng hóa chất; không để thực phẩm và hóa chất gần nhau nhằm tránh sử dụng nhầm.
Ngay sau khi dùng xong hóa chất, để hóa chất trở lại vị trí bảo quản an toàn ban đầu. Không cho trẻ lại gần các khu vực vừa mới được phun hóa chất.
Vứt bỏ tất cả các hóa chất cũ hoặc quá hạn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần dành thời gian để dạy trẻ nhận biết về các loại hóa chất độc hại.
Đối với các loại thuốc: Để thuốc xa tầm tay của trẻ, không cho trẻ nhìn thấy. Đảm bảo tất cả các thuốc được để trong các vật chứa đựng an toàn với trẻ và được ghi nhãn mác đúng.
Không để thuốc trên mặt bàn hoặc quầy, hay trong các túi nhựa. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần tránh dùng thuốc trước mặt trẻ bởi trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn. Không gọi thuốc là “kẹo”, bởi thuốc và kẹo có thể trông giống nhau và trẻ không thể phân biệt được.

Newcastle vs Chelsea: Cuộc chiến định đoạt tấm vé Champions League

Điểm tựa Metropolitano và khát vọng chiến thắng

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Hà Nội ghi nhận 2.265 trường hợp mắc sởi

Trend uống nước cốt chanh chữa “bách bệnh”: Được một, mất mười
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
