--> -->
Dòng sự kiện:

Hành trình kết nối trái tim người lao động với biển đảo quê hương

08/05/2025 07:33

Chia sẻ
Mỗi cán bộ Công đoàn trở về từ Trường Sa đều mang theo lời hứa: “Chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện Trường Sa - không chỉ để gây xúc động, mà để khơi dậy hành động”.
Khánh Hòa: Bảo tàng Trường Sa là công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tiếp tục phát động Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”

Từ ngày 29/4 đến 5/5/2025, đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân dẫn đầu đã đến thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Hành trình kết nối trái tim người lao động với biển đảo quê hương
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân thay mặt đoàn công tác tặng quà cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây.

Chuyến hải trình lại càng có ý nghĩa hơn khi được diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025), 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025) và cũng là hoạt động khởi động Tháng Công nhân năm 2025.

Hành trình Trường Sa 2025 của những cán bộ Công đoàn khởi hành từ Cam Ranh trong ánh bình minh đỏ rực, mang theo tình cảm của hàng chục triệu đoàn viên công đoàn và người lao động Việt Nam hướng về nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Đây không chỉ là một chuyến đi, mà còn truyền đi thông điệp mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết dân tộc, về trách nhiệm của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đoàn đã mang theo những món quà thiết thực, gồm: 5 tỷ đồng hỗ trợ quân dân Trường Sa, gần 5 tỷ đồng góp phần sửa chữa Bệnh xá đảo Song Tử Tây, 500 triệu đồng hỗ trợ nhu yếu phẩm tặng quân dân huyện đảo... Song quan trọng hơn, đoàn mang theo tình cảm, niềm tin và khát vọng của hàng triệu đoàn viên, người lao động trên khắp mọi miền đất nước đến với những người lính đang ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hành trình kết nối trái tim người lao động với biển đảo quê hương
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng quà cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn.

Hành trình 168 giờ lênh đến trên biển và đi qua các đảo Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Đá Tây A, Trường Sa và Nhà giàn DK1, cùng lễ tưởng niệm ở Gạc Ma - nơi 64 chiến sĩ hải quân đã ngã xuống năm 1988 – không chỉ khắc ghi ký ức lịch sử thiêng liêng, hào hùng mà còn khơi dậy ý chí hành động trong mỗi thành viên. Đứng trước biển trời Tổ quốc, câu hỏi vang lên trong lòng mỗi người: “Chúng ta sẽ làm gì để xứng đáng với máu xương của các anh đã ngã xuống để tô thắm thêm lá cờ Tổ quốc?”

Câu trả lời không nằm trong những lời hứa hẹn, mà thể hiện qua các chương trình hành động của mỗi cán bộ Công đoàn. Đoàn công tác gồm 60 cán bộ Công đoàn từ nhiều tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành và Tổng công ty, cùng cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam. Mỗi người một câu chuyện, một xuất phát điểm, nhưng cùng chung một sứ mệnh: Kết nối trái tim người lao động đất liền với biển đảo quê hương.

Họ mang theo cờ Tổ quốc, áo cờ đỏ sao vàng, áo xanh Công đoàn, nhưng trên hết là cam kết: “Chúng tôi đến đây không phải để ngắm nhìn, mà để thấu hiểu, kết nối và hành động.”

Hành trình kết nối trái tim người lao động với biển đảo quê hương
Đoàn công tác tặng quà cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Thị.

Thời gian qua, tổ chức Công đoàn đã phát động nhiều chương trình hướng về Trường Sa thân yêu, như chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa”, xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Tấm lưới nghĩa tình… qua đó, kịp thời hỗ trợ quân dân các đảo, ngư dân khắc phục khó khăn. Các chương trình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ đoàn viên, người lao động cả nước đồng lòng, góp sức chung tay xây dựng, gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Cùng đó, bằng những hành động thiết thực như tuyên truyền về biển đảo trong toàn hệ thống Công đoàn; đưa chủ đề chủ quyền biển đảo vào sinh hoạt cơ sở, tổ chức các diễn đàn “Công nhân kể chuyện chủ quyền biển đảo”; phát động thi đua nâng cao năng suất lao động, đổi mới, sáng tạo gắn với thông điệp giữ nước thời bình; chăm lo hậu phương quân đội, thân nhân cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa, lực lượng làm nghề đi biển… cán bộ Công đoàn không chỉ là người bạn đồng hành, mà là chủ thể hành động, góp phần củng cố thế trận lòng dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền từ gốc rễ.

Hành trình kết nối trái tim người lao động với biển đảo quê hương
Mỗi cán bộ Công đoàn trở về mang theo lời hứa: “Chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện Trường Sa - không chỉ để gây xúc động, mà để khơi dậy hành động”.

Hải trình đã khép lại, nhưng giá trị luôn còn mãi, qua đó giúp cán bộ Công đoàn hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ, động viên đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những đoàn viên đang công tác tại các vùng biển đảo xa xôi. Họ có thể cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ và từ đó càng thêm quyết tâm trong việc làm tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động, góp phần xây dựng đất nước vững mạnh…

Mỗi cán bộ Công đoàn trở về mang theo lời hứa: “Chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện Trường Sa - không chỉ để gây xúc động, mà để khơi dậy hành động”. Biển đảo thiêng liêng và những “cột mốc sống” nơi đảo xa sẽ đi vào từng buổi sinh hoạt công đoàn, từng phong trào thi đua, trở thành ngọn lửa truyền cảm hứng cho các thế hệ lao động trẻ.

Hành trình kết nối trái tim người lao động với biển đảo quê hương
Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam ra thăm, động viên quân dân đảo Trường Sa.

Trường Sa không chỉ hiện diện trên bản đồ, mà trong từng trái tim như một biểu tượng bất biến của lòng yêu nước. Yêu nước là đi, là hiểu, là đồng cảm, là hành động. Và Công đoàn Việt Nam - trong suốt chiều dài dựng xây đất nước - chưa bao giờ đứng ngoài hành trình bảo vệ Tổ quốc.

Ngọc Tú

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Xem thêm