--> -->
Dòng sự kiện:

Hapro kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng đầu vào

20/03/2014 12:04

Chia sẻ
LĐTĐ - Sau khi LĐTĐ số 27, ra ngày 04/03/2014, có đăng bài “Lung lay niềm tin sản phẩm sạch trong siêu thị”, trong đó có phản ánh việc mua nấm Lưu Mai Hương tại siêu thị Hapro số 2 Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã chỉ đạo Công ty CP thương mại- đầu tư Long Biên (đơn vị thành viên của Hapro, trực tiếp quản lý hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapromart trên địa bàn Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh,…) kiểm tra, rà soát lại toàn bộ nguồn hàng hóa nhập về và tiêu thụ trên hệ thống.

Theo đó, Công ty  CP thương mại- đầu tư Long Biên đã có  công văn  số 21/CTLB do giám đốc Vũ Minh Tuấn  ký ngày 8/3/2014 trả lời về việc báo nêu. Công văn nêu rõ,  đối với sản phẩm nấm Lưu Mai Hương,  công ty được đối tác  cung cấp đầy đủ giấy tờ mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền  chứng nhận là sản phẩm ATTP nên mới chấp nhận nhập, tuy nhiên, ngay sau khi báo chí phản ánh về nguồn gốc của sản phẩm chưa rõ ràng, Hapromart đã ngừng ngay  việc kinh doanh sản phẩm này.

Trao đổi  với LĐTĐ,  bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc điều hành Hapro  cho biết,  để bảo vệ  uy tín trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa cung cấp, cũng như bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng,  nâng cao chất lượng dịch vụ, Tổng công ty  đã đề nghị các đơn vị  thành viên, đặc biệt là những đơn vị có hệ thống mạng lưới kinh doanh thương mại, bán buôn, bán lẻ, phân phối  các sản phẩm hàng hóa thực phẩm, các sản phẩm liên quan  đến gia cầm kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các sản phẩm nấm ăn hiện đang kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng vào đối với các sản phẩm rau, thực phẩm,  đồ uống mà đơn vị  đang kinh doanh, tiêu thụ, đảm bảo các sản phẩm này  phải có nguồn gốc  xuất xứ rõ ràng, tiêu chuẩn VSATTP và có đủ  giấy chứng nhận  đủ điều kiện kinh doanh theo qui định. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra , kiểm soát tình hình kinh doanh, tiêu thụ đối với các sản phẩm nấm  ăn, rau, thực phẩm, đồ uống khác theo yêu cầu.

Đối với việc phòng chống dịch cúm  gia cầm đang diễn ra, bà Hiền cho biết thêm, Tổng công ty ngoài việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức đến CBCNV về tác hại của dịch cúm gia cầm để có biện pháp phòng ngừa, còn tổ chức công tác vệ sinh môi trường đối với  địa bàn sản xuất kinh doanh của đơn vị; khử trùng, tiêu độc đối với  các địa điểm kinh doanh giết mổ, chế biến gia cầm. Đối với các đơn vị có hoạt động thu mua, lưu thông, phân phối thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm, Tổng công ty cũng yêu cầu kiểm tra chặt chẽ nguồn cung ứng nguyên liệu, vùng nguyên liệu đầu vào để tránh nguy cơ phát tán dịch bệnh; tổ chức khai thác tốt nguồn hàng hóa thực phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng như cầu thị trường, đồng thời tạo nguồn hàng ổn định khi có bệnh dịch xảy ra. Tuyệt đối nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa kiểm dịch, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo qui định  của Pháp lệnh Thú y.

T.Huế
 

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm