--> -->
Dòng sự kiện:

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tiếp tục đề xuất nhà trọ dài hạn là loại hình nhà ở xã hội

23/02/2025 18:18

Chia sẻ
Trong góp ý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội gửi Thủ tướng và các bộ ngành, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, trình Thủ tướng xem xét, bổ sung vào Nghị định 100, công nhận “nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm” cũng là một loại nhà ở xã hội. Đây là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, với người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư.
Những điều kiện cần biết khi đăng ký mua nhà ở xã hội Hà Nội: Khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội Hà Nội chuẩn bị triển khai dự án nhà ở xã hội tại huyện Thạch Thất

Theo HoREA, các chủ nhà trọ loại hình này cũng cần được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, vì họ trực tiếp đầu tư nhà ở cho người nghèo, người lao động thu nhập thấp thuê để ổn định chỗ ở khi sống và làm việc tại TP.HCM.

TP.HCM có khoảng 60.470 cá nhân kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn, đáp ứng chỗ thuê ở cho khoảng 1,4 triệu người. (Ảnh: TL)
TP.HCM có khoảng 60.470 cá nhân kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn, đáp ứng chỗ thuê ở cho khoảng 1,4 triệu người. (Ảnh: TL)

Số liệu của HoREA cho thấy tại TP.HCM, có khoảng 60.470 cá nhân kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn, với tổng số 560.000 phòng trọ, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người. Trong đó, có 34.800 khu nhà trọ tập trung với hơn 357.000 phòng và gần 203.000 phòng cho thuê trong các căn hộ cá nhân.

Tuy nhiên, hiện các chủ nhà trọ này phải chịu mức thuế khoán tính trên doanh thu từ dịch vụ lưu trú dài hạn, tương đương với mức thuế áp dụng cho các chủ khách sạn mini chịu thuế dịch vụ lưu trú theo ngày, theo giờ.

Mức thuế các hộ này đang đóng bằng 7% doanh thu dịch vụ lưu trú, bao gồm 5% thuế VAT và 2% thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 40 của Bộ Tài chính. HoREA cho rằng điều này là không hợp tình hợp lý.

“Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn cũng là nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế. Như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ cho thuê dài hạn chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5%, được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê trọ”, kiến nghị của HoREA nêu.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tiếp tục đề xuất nhà trọ dài hạn là loại hình nhà ở xã hội
Các chủ trọ mong muốn được ưu đãi vốn tín dụng để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa nhà trọ cho thuê. (Ảnh: H. Thọ)

Kiến nghị xem xét, đưa nhà trọ cho thuê dài hạn là nhà ở xã hội được HoREA miệt mài đề xuất trong vài năm gần đây.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng loại hình kinh doanh nhà trọ đã phát triển mạnh suốt 30 năm qua tại TP.HCM, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhiều đối tượng khác nhau, từ công nhân, viên chức, sinh viên, người có thu nhập thấp, người nhập cư... nên chủ nhà trọ này cần được ưu đãi, hỗ trợ để có thể đầu tư, nâng cấp nhà trọ phục vụ nhu cầu người thuê tốt hơn.

Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội dự kiến tổ chức trong tuần sau, từ 24-28/2.

Trong kiến nghị của mình, HoREA cũng nhận định thị trường bất động sản năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và chuyển sang giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại theo xu thế năm sau tốt hơn năm trước. Dù vậy, sự phát triển chưa thực sự vững chắc, do thị trường đang rất thiếu nguồn cung dự án, dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở.

Đáng quan ngại là từ năm 2020 đến nay, phân khúc nhà ở cao cấp chiếm đa số trên thị trường, nhưng lại căng thẳng nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, tức mức giá dưới 3 tỷ đồng/căn. Riêng nhà ở xã hội đang rất thiếu, dẫn đến giá nhà tăng liên tục và neo cao, vượt khả năng tài chính của đa số người dân có thu nhập trung bình. Điều này khiến người thu nhập thấp đô thị ngày càng rời xa ước mở tạo lập nhà ở.

Dự báo của HoREA, thị trường bất động sản năm 2025 sẽ vẫn khó khăn. Nhưng 2025 sẽ là năm “bản lề” của thị trường để chuyển sang kỷ nguyên mới phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững từ năm 2026 trở đi.

Tại báo cáo tổng kết công tác năm 2024 ngày 14/12, Bộ Xây dựng thông tin về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.

Theo Bộ Xây dựng, cả nước không hoàn thành chỉ tiêu 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024, mức hoàn thành được mới là 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng hơn 16% kế hoạch.

Trong năm 2025, Bộ Xây dựng đề ra kế hoạch, nhiệm vụ hoàn thành số lượng căn hộ nhà ở xã hội ước tính trên 100.000 căn.

Khánh An (t/h)

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm