
Hỗ trợ lao động di cư trong đại dịch hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng
21/11/2020 11:00
Cải thiện hệ thống quản trị để tăng cường đóng góp của lao động di cư Cơ hội việc làm bền vững cho lao động nữ di cư: Cần thêm giải pháp hỗ trợ Nâng cao vai trò của lao động di cư |
Diễn đàn ASEAN về Lao động Di cư là sự kiện thường niên do nước Chủ tịch ASEAN tổ chức trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban ASEAN thực hiện Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Người lao động di cư (gọi tắt là ACMW).
![]() |
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan phát biểu tại Diễn đàn |
Tại Diễn đàn lao động di cư ASEAN lần thứ 13 - “Hỗ trợ lao động di cư trong đại dịch hướng tới một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, các đại biểu tập trung rà soát việc thực hiện các khuyến nghị của Diễn đàn AFML thời gian qua.
Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng chia sẻ thông tin liên quan tới chủ đề của Diễn đàn với hai nội dung chính: Tác động của Covid-19 đối với người lao động di cư và ứng phó trong ASEAN; Chính sách lao động di cư gắn kết và chủ động thích ứng cho sự chuẩn bị trong tương lai của ASEAN.
Từ những trao đổi được đưa ra tại Diễn đàn cũng như dựa trên các khuyến nghị cấp quốc gia đã được thống nhất tại các cuộc họp quốc gia chuẩn bị cho Diễn đàn đã được tổ chức tại mỗi nước thành viên trong thời gian qua, các đại biểu thảo luận và thống nhất những khuyến nghị cấp khu vực cho Diễn đàn AFML lần thứ 13 nhằm tăng cường sự hỗ trợ cho người lao động di cư trong khu vực trong đại dịch, giúp người lao động di cư có thể chủ động ứng phó trước các tác động của đại dịch Covid-19 cũng như các đại dịch khác có thể xuất hiện trong tương lai.
![]() |
Diễn đàn lao động di cư ASEAN lần thứ 13 diễn ra theo hình thức trực tuyến |
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, lao động di cư hiện trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của nền kinh tế các nước. Người lao động di cư đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cho cả nước phái cử và tiếp nhận.
Nhận thức được vai trò của lao động di cư, các nước thành viên ASEAN luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di cư và gia đình họ. Năm 2007, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư ASEAN. Để hiện thực hóa quan điểm của các nhà lãnh đạo ASEAN thể hiện trong Tuyên bố, ASEAN đã có rất nhiều nỗ lực triển khai trên thực tế thông qua các hoạt động, chương trình hợp tác nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động di cư.
Đặc biệt, năm 2017, Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di đã được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 (tháng 11/2017). Đồng thuận đã đưa ra các nội dung quan trọng làm cơ sở thúc đẩy hơn nữa việc bảo vệ người lao động di cư bao gồm các vấn đề về quyền của lao động di cư và các thành viên gia đình họ; các nghĩa vụ của nước phái cử và nước tiếp nhận lao động.
Để hiện thực hóa Đồng thuận trên, kế hoạch hành động thực hiện Đồng thuận đã được các quốc gia thành viên ASEAN xây dựng thông qua việc đưa ra các chương trình, hành động cụ thể do các nước thành viên chủ trì triển khai dựa trên 5 lĩnh vực ưu tiên chính của Đồng thuận ASEAN bao gồm: Giáo dục/thông tin; bảo vệ; thực thi; các biện pháp hỗ trợ và tái hòa nhập.
Trong thời gian vừa qua, sự lây lan nhanh chóng, liên tục của đại dịch Covid-19 đã gây ra tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động trên toàn cầu và trong khu vực ASEAN. Với mối quan tâm sâu sắc về tác động của Covid-19 đối với người lao động ASEAN bao gồm cả người lao động di cư, các Chính phủ trong khu vực cũng như các tổ chức quốc tế đã đưa ra các ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đối với người lao động nói chung và người lao động di cư nói riêng. Các ứng phó về chính sách hỗ trợ lao động di cư có thể kể tới đó là xét nghiệm Covid-19 miễn phí và chăm sóc sức khỏe cho lao động di cư; gia hạn thị thực tự động; thủ tục đăng ký; hỗ trợ và hỗ trợ thu nhập tạm thời cho những người trở về.
Diễn đàn ASEAN về Lao động Di cư là sự kiện thường niên do nước Chủ tịch ASEAN tổ chức trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban ASEAN thực hiện Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Người lao động di cư (gọi tắt là ACMW). Hiện đã có 12 Diễn đàn khu vực được tổ chức tại các nước thành viên ASEAN. Thành phần tham dự Diễn đàn rất đa dạng bao gồm đại diện Chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động, các tổ chức của người lao động, các tổ chức xã hội và các tổ chức quốc tế. Đây là diễn đàn quan trọng tạo cơ hội cho các đại diện trao đổi, thảo luận các vấn đề, quan điểm về lao động di cư và cùng đưa ra các khuyến nghị của Diễn đàn. Các khuyến nghị và giải pháp thúc đẩy quyền của người lao động di cư được đề xuất tại Diễn đàn sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các hoạt động quốc gia và khu vực nhằm mang lại sự hỗ trợ tốt hơn và kịp thời hơn cho người lao động di cư. Kể từ khi ra đời vào năm 2008, qua 12 Diễn đàn hiện đã có 162 khuyến nghị cấp khu vực được đưa ra và hàng năm các nước thành viên ASEAN đều rà soát việc thực hiện các khuyến nghị ở cấp quốc gia. |

Giải Pickleball Đài Hà Nội 2025 với tổng giải thưởng gần 500 triệu đồng

Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Messi kiến tạo đẳng cấp, Inter Miami vẫn đánh rơi chiến thắng vì hàng thủ "mơ ngủ"

Hào quang mặt trời xuất hiện trên khu vực chùa Tam Chúc trước Lễ cung rước xá lợi Đức Phật

Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025
Tin đọc nhiều

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ Công an phường Dương Nội

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội liên tiếp đình chỉ 2 cán bộ có dấu hiệu sai phạm

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
