--> -->
Dòng sự kiện:

Hoàng thành Thăng Long: Một thập kỷ trở thành di sản văn hóa thế giới

26/11/2020 14:26

Chia sẻ
Sau một thập kỷ trở thành di sản văn hoá thế giới, từ một khu di tích “kín cổng cao tường”, chỉ mới bắt đầu thu phí tham quan từ tháng 4/2013, đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành một điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn của Thủ đô và đất nước với mức thu tăng trung bình mỗi năm gần 30%.
Một thập kỷ nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long Hội thảo "10 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long"

Hội tụ 3 tiêu chí để công nhận di sản văn hoá thế giới

Năm 2010, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trở thành di sản văn hóa thế giới sau đúng tròn 1000 năm lịch sử, kể từ khi vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long: Một thập kỷ trở thành di sản văn hóa thế giới
Hoàng thành Thăng Long lung linh, huyền ảo về đêm.

Theo đó, vào 20h30 (theo giờ Brasil) ngày 31/7/2010 tức 6 giờ 30 (theo giờ Việt Nam) ngày 1/8/2010, tại kỳ họp lần thứ 34 của Uỷ ban di sản thế giới họp tại Brasilia, Thủ đô của Brasil đã nhất trí thông qua nghị quyết công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội – Việt Nam. Quyết định công nhận di sản được đưa ra dựa trên cơ sở 3 tiêu chí. Đó là, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng cho sự giao lưu của các ảnh hưởng từ Trung Hoa ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam. Tài sản này chứa đựng những giao lưu liên văn hóa đã góp phần tạo nên một nền văn hóa độc đáo ở hạ lưu sông Hồng.

Bên cạnh đó, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân Việt sinh sống ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là trung tâm quyền lực gần như liên tục suốt từ thế kỷ thứ 7 đến ngày nay. Tiêu chí cuối là với các chức năng chính trị và vai trò mang tính biểu tượng của mình, Hoàng thành Thăng Long có liên quan trực tiếp tới rất nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng như các tư tưởng luân lý, triết học, và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra tiếp nối nhau này đã đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập trong suốt hơn một ngàn năm, bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc chiến tranh dành độc lập và thống nhất đất nước thời hiện đại.

Ngày 1/10/2010, tại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã trao bằng di sản văn hóa thế giới cho thành phố Hà Nội và phát biểu khẳng định: “…Rất ít nước trên thế giới có thể gìn giữ được những ký ức sống động về việc lập đô từ 1000 năm trước mà không bị mai một theo thời gian. Tôi rất ngưỡng mộ các bạn về điều này. Việc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được công nhận là di sản thế giới là một vinh dự, đồng thời cũng mang đến những cam kết và trách nhiệm mới với tất cả các bạn. Kể từ ngày hôm nay, các bạn có trách nhiệm với nhân loại, quảng bá, bảo vệ và truyền lại di sản này cho các thế hệ tương lai, cho giới trẻ, để rồi đến lượt mình họ lại kể cho con cháu nghe câu chuyện về vua Lý Thái Tổ”.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trở thành di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào của nhân dân thủ đô Hà Nội và cả nước, là sự vinh danh những giá trị văn hóa, truyền thống ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội, đồng thời mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị di sản.

Điểm sáng về phát huy giá trị di sản

Năm 2020, tròn 10 năm Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản đã có những bước tiến vững chắc và cách làm bài bản. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Trần Việt Anh cho biết, công tác tuyên truyền quảng bá Khu di sản Hoàng thành Thăng Long được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như trưng bày, triển lãm, mạng xã hội, quảng bá trực tuyến, góp phần đưa di sản tiếp cận công chúng và khách tham quan. Các hoạt động hướng tới khách tham quan, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách tham quan được Trung tâm chú trọng triển khai như: Xây dựng hệ thống thông tin, đón tiếp; hoàn thiện bảng biển giới thiệu, nâng cao chất lượng hướng dẫn viên; đầu tư nâng cấp hạ tầng, cải tạo cảnh quan, môi trường, cây xanh thảm cỏ, trồng hoa theo mùa; nâng cấp nhà vệ sinh đạt chuẩn; quy hoạch, cải tạo bãi đỗ xe… Đặc biệt là phát triển chương trình giáo dục di sản, đưa di sản đến các trường học và tiếp cận thế hệ trẻ.

Đặc biệt, với mong muốn mang đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất cho du khách, Hoàng thành Thăng Long là một trong những di tích tiên phong xây dựng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích như wifi, ứng dụng thuyết minh tự động trên smartphone; đưa di sản tiếp cận công chúng rộng rãi hơn bằng các hình thức trưng bày trực tuyến, tour tham quan ảo 360 độ; đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng bằng công nghệ 3D… Theo hướng đó, năm 2020, lần đầu tiên, Trung tâm đưa vào phục vụ khách tham quan một công cụ tiện ích, sáng tạo là màn hình tương tác diễn giải lịch sử Hoàng thành Thăng Long, giúp du khách trải nghiệm và khám phá di sản một cách thuận tiện dễ dàng nhất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khu di sản,đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.

Với những nỗ lực nâng cao chất lượng điểm đến, năm 2017, Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã vinh danh Khu di sản Hoàng thành Thăng Long là một trong 7 “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam”.

Vừa qua, tại Lễ kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh di sản văn hóa thế giới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, Hoàng thành Thăng Long trở thành di sản văn hóa thế giới, trước hết bởi giá trị nổi bật toàn cầu tự thân của di sản. Sau đó là kết quả của cả quá trình nỗ lực kiên trì, bền bỉ của các bộ, ngành, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế, những người đã đóng góp tình cảm, trí tuệ, tâm sức và trách nhiệm, sát cánh cùng thành phố trong quá trình bảo vệ di sản, quyết tâm đề cử và đề cử thành công, đúng vào năm Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

“10 năm qua, thực hiện những cam kết của Chính phủ với UNESCO, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để bảo tồn, phát huy giá trị di sản: Từ mở cửa khu di sản, đưa di sản tiếp cận rộng rãi tới công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ; mở rộng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khai quật khảo cổ học; xây dựng kế hoạch quản lý và quy hoạch bảo tồn dài hạn… đến đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị, với những bước đi vững chắc và bài bản”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Chu Ngọc Anh cho biết.

Thăng Long – Hà Nội không chỉ là kinh đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, mà đang không ngừng vươn mình trở thành kinh đô sáng tạo trong tương lai không xa. Ở chặng đường tiếp theo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: “Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa, đổi mới, sáng tạo và hội nhập, nắm bắt cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế để bảo tồn và phát huy giá trị di sản lâu dài. Trong đó chú trọng vào các mục tiêu: Nhất thể hóa quản lý di tích, di vật theo cam kết với Ủy ban Di sản thế giới; tập trung triển khai các dự án thành phần theo quy hoạch được phê duyệt; hoàn thiện Đề án nghiên cứu phục dựng Điện Kính Thiên; đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản cho thế hệ trẻ; tăng cường các hoạt động phát triển du lịch bền vững, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp”./.

Phương Bùi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm