--> -->
Dòng sự kiện:

Học sinh, sinh viên trường nghề Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 14/2

13/02/2022 07:45

Chia sẻ
Từ ngày 14/2/2022, học sinh, sinh viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đi học trực tiếp trở lại.
Trường nghệ thuật được dạy chương trình Giáo dục thường xuyên cho khóa 2021-2022 trở về trước Trường nghề gặp khó khăn trong tuyển sinh Cơ hội rộng mở với học sinh trường nghề

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký Công văn số 338/UBND-KGVX về việc đồng ý với đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội tại Tờ trình số 483/TTr-SLĐTBXH ngày 28/1/2022 về việc cho học sinh, sinh viên, học viên đang học tập tại các cơ sở hoạt động Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đi học trở lại theo hình thức trực tiếp từ ngày 14/2/2022.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở LĐ-TB&XH Hà Nội chỉ đạo các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch Covid-19 trước, trong thời gian tổ chức cho học sinh, sinh viên, học viên quay trở lại trường học trực tiếp, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch Covid-19 của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Học sinh, sinh viên trường nghề Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 14/2
Ảnh minh họa

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp với các cơ quan y tế trên địa bàn xây dựng phương án cụ thể, tổ chức diễn tập xử lý tình huống xảy ra trong nhà trường đảm bảo không đột xuất, bất ngờ.

Trước đó, ngày 28/1/2022, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã có Tờ trình số 483/TTr-SLĐTBXH gửi UBND thành phố Hà Nội đề xuất phương án cho học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đi học trực tiếp trở lại. Trong đó, học sinh, sinh viên, học viên từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 được đi học trực tiếp trở lại từ ngày 14/2/2022.

Nguyên tắc thực hiện khi cho học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, đó là: Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn liên ngành số 3668/HDLN: SGDĐT-SYT ngày 25/10/2021 của liên sở: Giáo dục và Đạo tạo và Y tế.

Giáo viên chưa tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin phòng chống dịch bệnh Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; học sinh tự mang theo nước uống cá nhân.

Đơn vị đào tạo cần nắm rõ thông tin về: Tình hình sức khỏe của học sinh trước khi quay trở lại môi trường học tập trực tiếp; cấp độ dịch và quy định cho đi học trở lại của địa phương - nơi học sinh cư trú và nơi đặt địa điểm đào tạo của nhà trường để bố trí linh hoạt lịch học phù hợp với tình hình, diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, cơ sở Giáo dục nghề nghiệp chủ động phối hợp với cơ quan y tế địa phương thực hiện ngay các biện pháp chống dịch tại chỗ đồng thời, báo cáo kịp thời về Sở LĐ-TB&XH Hà Nội và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã để xử lý theo đúng quy định.

Phạm Diệp

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm