--> -->
Dòng sự kiện:

Hội làng nơi phố thị

14/02/2024 06:53

Chia sẻ
Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, sở hữu nhiều di sản và lễ hội nhất cả nước. Trong đó, hội làng những ngày đầu Xuân là nét văn hóa đặc sắc, giữ vai trò bảo tồn, phát huy đời sống tinh thần của người dân thành thị trong nhịp sống hiện đại.
Nét đẹp truyền thống lễ hội làng Vạn Phúc Đặc sắc lễ rước kiệu tại hội làng truyền thống xã Thượng Lâm - Đồng Tâm

Mùa Xuân đến mang theo hơi thở nồng nàn của đất trời, khởi đầu năm mới, vạn vật sinh sôi nảy nở. Vì thế, đây cũng là mùa của lễ hội, mùa để người dân Thăng Long xưa nói riêng và người Việt nói chung được vui chơi, giải trí trong lúc nông nhàn, chuẩn bị một năm lao động miệt mài tất bật.

Hội làng nơi phố thị
Hội làng ngày đầu Xuân là nét văn hóa đặc sắc.

Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng lễ hội. Theo thống kê, nơi đây có hơn 1.000 lễ hội và chủ yếu tập trung vào dịp đầu năm. Có thể kể đến những lễ hội độc đáo, nổi tiếng không chỉ với người dân Hà Nội mà còn lan ra cả nước, là “điểm hẹn” mỗi dịp xuân về mọi người tụ tập, hội ngộ như Lễ hội gò Đống Đa - hoạt động “mở màn” cho mùa lễ hội của Hà Nội được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng.

Tiếp theo là một loạt lễ hội đã trở thành thông lệ, được tổ chức đúng ngày và đều đặn theo truyền thống từ nhiều đời nay, như Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng; Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Nội, khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến ngày 18 tháng Giêng trên địa bàn huyện Đông Anh; Lễ hội Gióng (diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…

Bên cạnh đó, Hà Nội còn các hội chùa Tây Phương, hội chùa Thầy, hội đền Kim Mã, hội đền Và, hội đình Định Công…

Trong kho tàng văn hóa đồ sộ ấy, điều đặc sắc nhất của Hà Nội hiện nay là nhiều hội làng vẫn được thường xuyên tổ chức ngay trong lòng phố thị nhộn nhịp, tạo nên nếp sinh hoạt tinh thần cho người dân địa phương.

Dạo phố phường Hà Nội sẽ thấy Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) là một trong số ít những ngôi làng hiếm hoi còn giữ được nét xưa đậm chất “làng”. Từ giếng nước, cây đa, sân đình hay những con đường đất đến những ngôi nhà mái ngói cổ kính rêu phong, với những dấu chữ Hán còn ghi lại, khiến ai đến đây cũng đều cảm nhận ngôi làng như một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc ồn ã của xã hội hiện đại.

Một điều đã trở thành nét đặc trưng riêng của làng là khi ăn Tết xong, làng Triều Khúc sẽ mở hội tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Năm nào cũng thế, làng khai hội vào mùng 9 Tết Nguyên đán, kéo dài đến ngày 11.

Ngày nay, hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ, mang đậm cốt cách, nét đẹp tâm linh của lễ hội truyền thống giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến, bởi trong không gian lễ hội có rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn. Nổi bật nhất là điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” - sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân.

Trong mỗi lần hội làng, ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.

Điệu múa bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp “kiểu cách”, “sang chảnh” không phải ai cũng bắt chước được.

Rời làng Triều Khúc, lễ hội Rước xôi tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cũng là lễ hội được nhân dân tổ chức tưng bừng vào ngày mùng 7 - 8 tháng Giêng. Lễ hội Rước xôi của làng được coi là ngày lễ tôn vinh hạt gạo, cầu xin mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình yên ấm. Tây Mỗ trong những ngày hội rộn ràng cờ hoa dọc đường chính lát gạch cổ dẫn đến tận sân đình. Mỗi năm, nhân dân dâng 3 cỗ xôi lên Thành hoàng làng để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Phường Tây Mỗ hiện có 6 tổ dân phố, luân phiên hằng năm làm lễ rước xôi. Vào ngày hội, tổ dân phố làm lễ phải chọn ra một gia đình tiêu biểu trong tổ đăng cai lễ hội năm ấy thực hiện việc thổi xôi. Gia đình được chọn phải là gia đình nề nếp, gương mẫu và đặc biệt phải còn song toàn cả cụ ông, cụ bà, con cháu phương trưởng.

Cũng vào ngày mùng 8 âm lịch hàng năm, người dân làng Thị Cấm, phường Xuân Phương, (quận Nam Từ Liêm) lại tập trung tại sân đình làng để tham gia Lễ hội thi nấu cơm đầu xuân năm mới. Lễ hội thi nấu cơm tại làng Thị Cấm là một nét văn hóa đặc biệt được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới công lao của Thành hoàng Phan Tây Nhạc (đời Vua Hùng thứ 18) cùng 3 vị công chúa đã có công dẹp giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, chăm lo đời sống cho người dân.

Theo tìm hiểu, làng Thị Cấm xưa có 4 giáp, mỗi giáp cử ra một đội (10 người một đội) thi thổi cơm. Mỗi đội được Ban tổ chức phát 1kg thóc để nấu cơm. Hội thi vẫn giữ nguyên cách tạo lửa xưa bằng cách “kéo lửa”. Từ lúc giã gạo đến khi kết thúc thời gian chỉ kéo dài một giờ đồng hồ. Người dân làng Thị Cấm tin rằng giáp nào giành chiến thắng trong cuộc thi thì năm ấy mọi người trong giáp đó sẽ ấm no, làm ăn thuận lợi…

Trên đây chỉ là số ít trong số hàng ngàn lễ hội truyền thống độc đáo của Thủ đô. Lễ hội là một cách trao truyền văn hóa hết sức kì diệu, thiết thực mà người xưa đã cố gắng gìn giữ cả ngàn năm.

Hà Nội ôm những dấu tích thật thà, chân chất thành một nét đặc trưng rồi thầm lặng chứng minh vẫn còn đó “hội làng” trong cái Tết nơi phố thị, thể hiện niềm yêu thương quê hương làng xóm, nơi chôn rau cắt rốn đằm sâu trong mỗi người dịp mùa hội.

Phương Ngân

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm