--> -->
Dòng sự kiện:

Hợp đồng điện tử: Bước đệm để doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu

16/06/2022 16:25

Chia sẻ
Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng Hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho Hợp đồng truyền thống, với giải pháp chứng thực của các Tổ chức cung cung cấp dịch vụ chứng thực Hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương.
Chuyển đổi số trong quản lý bất động sản, TNPM giúp cuộc sống thuận ích hơn Báo chí chuyển đổi số để phục vụ độc giả tốt hơn Doanh nghiệp phục hồi nhanh nhờ chuyển đổi số

Sáng ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển Hợp đồng điện tử tại Việt Nam - triển khai Nghị định 85/2021/NĐ/CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Trước đó, ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực Hợp đồng điện tử; hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực Hợp đồng điện tử (CeCA - Certified eContract Authority).

Hợp đồng điện tử: Bước đệm để doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu
Hợp đồng điện tử: Bước đệm để doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu

Năm 2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT và Thông tư số 59/2015/TT-BCT, quy định các hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, với việc hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã được hoàn thiện, Bộ Công Thương đã giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức trọng tài thương mại, các cơ quan giải quyết tranh chấp; các nhà cung cấp dịch hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; các tổ chức chứng thực chữ ký số, dấu thời gian; và các Tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng hợp đồng điện tử; nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hỗ trợ, phát triển, ứng dụng Hợp đồng điện tử rộng rãi tại Việt Nam, thực hiện chủ chương của Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường.

“Việc phát triển Hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử. Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu để hoàn tất quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Đặc biệt là giúp kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại…”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, hiện đã có 17 đơn vị gửi công văn, hồ sơ đề nghị cấp đăng ký, trong đó, 6 đơn vị đã tiến hành khảo sát và tích hợp với Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống khi kết nối, tích hợp. Cụ thể, mỗi giao dịch hợp đồng điện tử sẽ có gắn kèm với các quy chế về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý các yếu tố phát sinh trong quá trình giao kết và thực thi hợp đồng. Điều này giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các bên thứ 3 có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết, hợp đồng dưới dạng điện tử.

Hợp đồng điện tử: Bước đệm để doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu
Quang cảnh buổi tọa đàm ứng dụng và phát triển Hợp đồng điện từ tại Việt Nam.

Đề cập đến việc phát triển Hợp đồng điện tử, ông Phan Hoàng Việt - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty viễn thông Viettel cho biết thêm việc số hóa quy trình ký kết hợp đồng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần. Đây chính là bước đệm để các doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu.

“Việc kết nối Giải pháp Chứng thực Hợp đồng điện tử (vContract) của Viettel vào Trục chứng thực hợp đồng điện tử Việt Nam sẽ đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử. Đồng thời giúp các bên thứ 3 có thể căn cứ trên Hợp đồng điện tử để xác minh giá trị bản gốc của hợp đồng, đảm bảo hạn chế chứng từ giả, chứng từ khống”, ông Việt chia sẻ.

Việc Bộ Công Thương ra mắt hệ thống xác thực Hợp đồng điện tử sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thêm căn cứ và cơ sở triển khai hình thức ký kết từ xa một cách rộng rãi và ứng dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động, kinh doanh trong đời sống xã hội. Hiện hợp đồng điện tử hiện tại đã có đủ các căn cứ pháp lý tương đương với Hợp đồng giấy. Nay có thêm việc xác minh nội dung hợp đồng bởi Bộ Công Thương qua Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam CeCA, các bên tham gia hợp đồng đã có được sự xác thực thông tin bởi cơ quan nhà nước cho tài liệu đã ký kết. Với Dấu thời gian và con dấu điện tử từ Bộ Công Thương trên tài liệu đã ký, các bên tham gia ký kết hoàn toàn có thể ứng dụng làm căn cứ trong các hoạt động kinh doanh, pháp lý cần xác thực của mình…

Tại phiên tọa đàm trong khuôn khổ Hội nghị, các diễn giả là những chuyên gia lớn trong lĩnh vực công nghệ đã chia sẻ những thông tin giúp các doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho các giao dịch, giao kết hợp đồng cho các chủ thể trên môi trường thương mại điện tử, làm thế nào để chứng minh được giá trị pháp lý như bản gốc của Hợp đồng điện tử khi làm việc với bên thứ ba; làm thế nào để bảo mật thông tin cho doanh nghiệp khi áp dụng Hợp đồng điện tử trong doanh nghiệp của mình…

Đỗ Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm