--> -->
Dòng sự kiện:

IFC hợp tác với SeABank mở rộng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

28/06/2021 18:21

Chia sẻ
Ngày 28/6, tại Hà Nội, để hỗ trợ các doanh nghiệp và giúp họ phục hồi bền vững sau đại dịch Covid-19, IFC sẽ cung cấp khoản vay 40 triệu đô-la Mỹ (USD) cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Đây là hợp phần đầu tiên của gói tài trợ lên đến 150 triệu USD nhằm giúp mở rộng cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, gia tăng cơ hội tiếp cận tài chính khí hậu, và thúc đẩy thương mại quốc tế.
SeABank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 14.785 tỷ đồng Tập đoàn BRG phối hợp cùng SeABank ủng hộ 20 tỷ đồng cho Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 Ngân hàng đẩy mạnh lợi nhuận từ nguồn phi tín dụng

Gói tài trợ này sẽ bao gồm 80 triệu USD từ IFC và 50 triệu USD được huy động từ các bên cho vay quốc tế, cùng với hạn mức tài trợ thương mại 20 triệu USD. Với mục tiêu bao trùm là gia tăng danh mục cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của SeABank, tối thiểu 20 triệu USD sẽ được dành cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, với hỗ trợ của Quỹ Sáng kiến Tài chính dành cho nữ doanh nhân (We-Fi). Với chiến lược mở rộng tiếp cận doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, tài trợ của IFC sẽ giúp ngân hàng tăng gấp ba dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hiện tại, chiếm khoảng 25% tổng danh mục doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng vào năm 2024.

Tài trợ khí hậu là một lĩnh vực mới ở Việt Nam với cơ hội đầu tư khí hậu trị giá 753 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2030 khi quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. IFC sẽ hỗ trợ SeABank đóng góp vào việc hiện thực hóa mục tiêu này với 30 triệu USD phân bổ cho các dự án thân thiện với môi trường. Hỗ trợ của IFC dự kiến ​​sẽ giúp SeABank xây dựng danh mục tài chính khí hậu trị giá 60 triệu USD vào năm 2024.

“Khoản tài trợ dài hạn và tư vấn kỹ thuật của IFC sẽ cho phép SeABank tập trung vào hai phân khúc chiến lược - doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ và tài trợ khí hậu - và định vị ngân hàng trở thành ngân hàng được lựa chọn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các dự án thân thiện với môi trường trong năm năm tới. Trước tình hình đại dịch, khoản đầu tư kịp thời của IFC cũng cho phép chúng tôi mở rộng hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp hơn vào thời điểm quan trọng này, đồng thời cũng góp phần cho sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam nói chung”, bà Lê Thu Thủy, Tổng Giám đốc SeABank cho biết.

Cùng với gói hỗ trợ tài chính, IFC cũng sẽ triển khai chương trình tư vấn giúp SeABank phát triển danh mục cho vay cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đẩy mạnh tài trợ khí hậu và nâng cao năng lực quản lý các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động của ngân hàng. IFC sẽ tư vấn cho SeABank xây dựng chiến lược ngân hàng dành cho phụ nữ để giúp thu hẹp mức thiếu hụt tài chính 4,9 tỷ USD của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, chiếm hơn 20% tổng thiếu hụt tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Ngân hàng sẽ tài trợ nhiều hơn cho các công trình xanh và các dự án sử dụng tài nguyên hiệu quả để giúp giảm phát thải khí nhà kính. Thiết lập một hệ thống đồng bộ quản lý các rủi ro về môi trường, xã hội và quản trị phù hợp với các yêu cầu của IFC sẽ tăng cường năng lực đánh giá và quản trị rủi ro môi trường và xã hội, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của SeABank cũng như giúp mở rộng danh mục tài trợ dự án xanh.

“Quan hệ đối tác mới của IFC với SeABank khẳng định lại cam kết của IFC đối với sự phát triển vững mạnh hơn của ngành tài chính Việt Nam,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia, và Lào cho biết. “Khoản đầu tư này thể hiện sự tin tưởng của chúng tôi vào SeABank và định hướng chiến lược của ngân hàng trong việc gia tăng tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh và bao trùm, và hỗ trợ Việt Nam phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa sau đại dịch Covid-19.”

Hạn mức bảo lãnh thương mại trị giá 20 triệu USD của IFC trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) sẽ tăng cường năng lực tài trợ của SeABank cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để giảm thiểu gián đoạn thương mại trước đại dịch hiện nay. Việc tham gia GTFP sẽ cho phép SeABank gia nhập mạng lưới trên 500 ngân hàng đối tác tại gần 100 thị trường mới nổi.

Song Thu

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Xem thêm