
Khai mạc đàm phán TPP tại TP. HCM
12/05/2014 14:45
Các bên tham gia đàm phàn kỳ vọng cuộc họp lần này sẽ có tiến triển khi Mỹ - Nhật tiến gần hơn đến việc giải quyết các vấn đề song phương. Theo Japan Times, sau phiên họp này, các bộ trưởng sẽ tới Singapore tiếp tục bàn thảo trong hai ngày 19 và 20/5 để giải quyết các vấn đề từ thuế nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ đến cải tổ doanh nghiệp nhà nước.
Các thành viên TPP đã không thể đạt thỏa thuận chung trong kỳ họp gần nhất hồi tháng 2 tại Singapore, do bất đồng của Mỹ và Nhật Bản về khả năng gia nhập thị trường của nhóm hàng nông nghiệp, ôtô. Đây là vấn đề lớn nhất giữa hai nước.
![]() |
Việt Nam sẽ đàm phán quyết liệt với Mỹ về mở cửa thị trường dệt may và gia dày. Ảnh: Thanh niên. |
Các quốc gia còn lại đều giữ thái độ quan sát và chờ đợi. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết cuộc đàm phán có thể có tiến triển sau khi Tokyo và Washington vượt qua bất đồng tháng trước. Thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ - Barrack Obama cho biết sau cuộc gặp gỡ tháng 4 tại Tokyo, họ đã “tìm ra lối đi” cho các vấn đề song phương, đánh dấu “dấu mốc quan trọng” trong TPP.
Thông tin các nước tham gia vào việc đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bắt đầu vòng đàm phán mới nhất tại TP HCM trước đó hoàn toàn được giữ kín. Nội dung cuộc họp và các nước tham gia đàm phán cũng không được tiết lộ cho báo giới.
Bộ Công Thương cho biết hiện Việt Nam đã đàm phán 19 phiên chính thức, nhiều phiên giữa kỳ, 4 phiên cấp Bộ trưởng. Hiện còn gần 20 lĩnh vực vẫn trong vòng đàm phán như mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc ứng xử, sở hữu trí tuệ, môi trường, thương mại điện tử...
TPP dự báo sẽ hình thành mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong TPP cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, đây vừa là động lực, vừa là sức ép để các doanh nghiệp, các ngành và nền kinh tế Việt Nam tự điều chỉnh để hoàn thiện mình. TPP sẽ giúp doanh nghiệp định hình lại chiến lược trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định sẽ đàm phán quyết liệt với Mỹ về mở cửa thị trường dệt may và da giày. Theo Bộ trưởng Hoàng, khi Việt Nam mới tham gia TPP, các nước khác lo ngại Việt Nam sẽ là cản trở lớn nhất, vì "có nền kinh tế yếu kém và còn nhiều vấn đề”. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị trí trung bình trong 12 nước TPP.
Nguồn VnE


Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá xăng dầu giảm đến hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 8/5

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
