--> -->
Dòng sự kiện:

Khánh Hòa: Những ngày cận Tết ở “xóm nhà chồ”

17/01/2023 22:20

Chia sẻ
Những ngày cận Tết Quý Mão, với người dân “xóm nhà chồ” (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), sắm Tết là cái gì đó xa vời bởi lẽ mỗi ngày trôi qua người dân nơi đây vẫn còn đang mải miết tìm kế mưu sinh.
Nhiều kỳ vọng, cơ hội mới cho ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: Trưng bày gần 2.000 ấn phẩm báo chí tại Hội báo xuân 2023 Phố biển Nha Trang ngập tràn sắc xuân đón Tết Nguyên đán

Một mùa xuân lặng lẽ

Chiều 26 Tết, PV đã men theo những con đường hẻm tìm đến tổ dân phố Tây Hải 1, Tây Hải 2 (phường Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nơi có những "căn nhà" dựng tạm bợ, nằm chênh vênh bên bờ biển mà người ta vẫn gọi là “xóm nhà chồ” với gần 70 hộ sinh sống, để tìm hiểu xem người dân khu này chuẩn bị đón Tết thế nào.

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi bước vào khu vực này là dễ dàng nhìn thấy cuộc sống khó khăn của họ hằng ngày cứ trôi qua lặng lẽ, tách biệt, tựa như một “thế giới” khác hoàn toàn với sự phát triển, nhộn nhịp của thành phố du lịch.

Những ngôi nhà ở đây đều được dựng bằng hệ thống cọc gỗ. (Ảnh: Hương Thảo)
Những "căn nhà" ở đây đều được dựng bằng hệ thống cọc gỗ. (Ảnh: Hương Thảo)

Ghé vào nhà chị Lê Thị Ngọc Phượng, người ở “xóm nhà chồ” hơn 50 năm qua, chúng tôi chạnh lòng khi “căn nhà” trống trơn, không có hoa, bánh kẹo, mứt… dù hôm nay đã là 26 Tết.

Chị Ngọc Phượng cho biết, công việc mưu sinh của người dân “xóm nhà chồ” là ra khơi, đi biển đánh bắt… Vất vả quanh năm nhưng không dư dả bao nhiêu, nên ngày Tết cũng không dám chuẩn bị gì nhiều.

Chồng chị là lao động chính trong nhà, công việc của anh là lặn biển đánh bắt hải sản rồi đem về chợ bán. Tuy nhiên, sức khỏe của anh không được tốt nên được bác sĩ khuyên tạm nghỉ ngơi mấy tháng nay. Cả gia đình chị phải cân đo, đong đếm cho từng khoản chi tiêu.

“Sắm sửa gì đâu cô ơi. Xóm tụi tui nghèo lắm, làm không có dư, tiền đâu mà ăn Tết. Cô cứ đi từ trên xuống dưới xóm là thấy, không khí buồn lắm. Năm nay gia đình tôi cũng khó khăn, thôi ngày Tết cũng coi như ngày thường. Tôi chỉ mua tí bánh chưng, miếng thịt để nấu ăn dần”, chị Ngọc Phượng cười buồn nói.

Cách đó không xa cũng là một "căn nhà" nhỏ bé đang run lên bởi những đợt gió thốc từ biển thổi về. Đó là nơi trú ngụ của gia đình ông Nguyễn Văn Cang (60 tuổi).

Vừa trò chuyện với phóng viên, ông Văn Cang vừa luôn tay sắp xếp chút quà Tết mới mua lên bàn thờ gia tiên. (Ảnh: Hương Thảo)
Vừa trò chuyện với phóng viên, ông Văn Cang vừa luôn tay sắp xếp chút quà Tết mới mua lên bàn thờ gia tiên. (Ảnh: Hương Thảo)

Khác với nhà chị Ngọc Phượng, ông Văn Cang vẫn đang loay hoay dọn dẹp, lắp đèn nháy trên bàn thờ gia tiên, chuẩn bị đón Tết: “Tết thì ai cũng mong muốn có tiền để sắm sửa đầy đủ, con cháu sum họp bên nhau. Nhà tôi như thế là cũng khá hơn nhiều nhà khác rồi. Có nhiều người còn nợ nần, thu nhập không ổn định thì cũng chẳng dám mua gì đâu. Lát nữa dọn dẹp xong, tôi tranh thủ mua một chậu bông nhỏ để trưng trong nhà cho không khí thêm ấm áp”.

Ước vọng ngày xuân

Mặc dù, cuộc sống ở “xóm nhà chồ” này vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng những người dân nơi đây vẫn luôn lạc quan. Trước thềm Xuân mới Quý Mão 2023, mỗi người dân tại “xóm nhà chồ” đang ấp ủ trong mình khát vọng, gửi gắm ước mơ, đó là Nhà nước có chính sách đảm bảo chỗ ở tái định cư cho họ và có những phương án hữu hiệu để giải quyết giúp cuộc sống họ được ổn định hơn.

Góc bếp nhỏ trong “căn nhà” sơ sài của gia đình chị Ngọc Phượng. (Ảnh: Hương Thảo)
Góc bếp nhỏ trong “căn nhà” sơ sài của gia đình chị Ngọc Phượng. (Ảnh: Hương Thảo)

“Nghe nói sắp tới khu này sẽ bị giải tỏa. Người dân như chúng tôi chỉ mong muốn Nhà nước quan tâm hơn, nếu có thể hãy cho chúng tôi được tái định cư tại chỗ, để chúng tôi có thể hiện thực hóa giấc mơ cất một ngôi nhà đúng nghĩa, dù gì hơn nửa cuộc đời của chúng tôi đều gắn bó với nơi đây”, chị Ngọc Phượng bày tỏ.

Cứ mỗi năm trôi qua, ước vọng ấy lại càng thôi thúc những người dân “xóm nhà chồ”. Nhưng rồi từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn còn dang dở. Cư dân “xóm nhà chồ” vẫn tiếp tục bám biển mưu sinh để cuộc sống bớt chông chênh, cực khổ.

Hương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm