
Khi nhà nông làm giàu nhờ áp dụng khoa học
18/06/2019 15:47
![]() | Vì bình yên của xã hội và làm giàu cho gia đình |
![]() | Chàng kỹ sư thủy sản say mê làm giàu trên quê hương |
![]() | Làm giàu từ... thức ăn thừa |
Lão nông đam mê đào cảnh
Tới thăm xóm 10 xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Dọc trên các tuyến đường bê tông dẫn vào các thôn xóm là những dãy hoa đang đua nhau khoe sắc. Không chỉ cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, mà cuộc sống của người dân nơi đây cũng ngày thêm khởi sắc nhờ thành công của những mô hình điểm. Nổi bật trong những hộ gia đình táo bạo, dám nghĩ dám làm phải kể đến gia đình ông Khúc Tiến Dũng.
![]() |
Ông Khúc Tiến Dũng bên mô hình thí điểm trồng đào cảnh tại xóm 10 xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. |
Ông Dũng kể rằng, thời còn trẻ, vì đam mê với đào cảnh nên ông thường đạp xe từ xã Yên Mỹ đến tận vườn đào Nhật Tân để tìm mua đào đẹp. Thời điểm đó, gia đình ông còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên mỗi lần chọn được gốc đào ưng ý, ông phải cân đong đo đếm sao cho hợp lý rồi mới dám mua về nhà trồng thử.
Với số vốn ban đầu hạn chế nên ông Dũng chỉ dám trồng trên diện tích nhỏ, cũng bởi trồng ít nên ông phải thường xuyên chăm bón, tưới tắm để cây không bị sâu bệnh, đảm bảo ra hoa đúng đợt, từ đó mang lại một phần thu nhập bù lại chi phí chăm sóc cho các gốc đào cảnh. Ngay cả sau này khi đã có gia đình và kiếm sống bằng công việc khác, ông Dũng vẫn giữ trọn niềm đam mê với nghề đào cảnh.
![]() |
Hệ thống tưới tự động giúp ông Dũng tiết kiệm sức lao động và chi phí thuê nhân công. |
Như một cái duyên, ban đầu ông Dũng đưa đào về trồng chỉ là để cho thỏa đam mê, thế nhưng, có lẽ sự phát triển trông thấy của những cây đào cảnh đã trở thành động lực để ông dứt khoát đưa ra quyết định mở rộng mô hình trồng đào cảnh trên chính mảnh đất quê hương mình.
Qua trồng thí điểm một vài gốc đào Nhật Tân tại vườn của gia đình, ông Dũng nhận thấy những tiềm năng mà vùng đất này mang lại nếu tập trung phát triển cây đào cảnh. Những gốc đào ngày một lớn dần và cho ra những bông hoa to đẹp, màu sắc tươi mới đã dần khẳng định việc ông quyết định thử nhiệm trồng đào cảnh tại xã Yên Mỹ là đúng đắn.
Được sự nhất trí và ủng hộ của phía UBND huyện Thanh Trì, đặc biệt là UBND xã Yên Mỹ, ông Dũng đã mạnh dạn nhận 3 hecta đất tại xóm 10 xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì để thí điểm mô hình trồng đào cho địa phương. Khi bắt đầu triển khai mô hình trên, ông Dũng gặp khá nhiều khó khăn, khó khăn đầu tiên phải kể đến là toàn bộ bãi đất của huyện giao đều là đất bùn, đất thải của nội đô dồn về chưa được thuần hóa, tiếp đến là khó khăn về kinh phí đầu tư, để đầu tư giống cây đào ban đầu, ông Dũng ước tính phải mất đến hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, bằng niềm đam mê, nhiệt huyến của mình, ông đã dần khắc phục khó khăn và trở thành chủ nhân của hơn 2000 cây đào cảnh tại xã Yên Mỹ. Chia sẻ về giải pháp khắc phục khó khăn, ông Dũng cho biết: “Lượng đất đổ về đây rơi vào khoảng tầm 2 vạn khối đất, nếu tính ra thì chi phí rất lớn, may mắn là nhà mình có sẵn máy móc nên lấy công làm lãi, cũng chỉ vì bản thân mong muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng có đam mê, dám nghĩ dám làm là sẽ có thành công.”
Có thể nói rằng, để có được thành công như hiện tại, phần nhiều phải dựa vào niềm đam mê mãnh liệtvà ý chí quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp của ông Khúc Tiến Dũng. Tính đến thời điểm hiện tại, vườn đào của ông Dũng đã cho đi vào khai khác, công việc chăm bón không còn quá vất vả so với những năm đầu tiên.
Để đào nở đúng thời vụ, ông Dũng chỉ cần thực hiện 3 đợt phát cành đào và chăm bón cho các gốc đào, sau 3 lần phát cành, tới tháng 10 dương lịch ông bắt đầu thuê thêm nhân công để vặt lá, chuẩn bị cho ra hoa đúng dịp tết Nguyên Đán, phục vụ nhu cầu mua đào đón Tết cho mọi người.
Hiệu quả nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến
Ông Dũng cho hay, việc chăm sóc tốt cho đào là một phần nhưng phần nhiều cũng còn phụ thuộc vào thời tiết. Ví dụ như nếu người dân trồng ít khoảng tầm 2 tới 3 sào, nếu thời tiết không ủng hộ thì mất tất cả, còn những mô hình lớn thì không lo thiệt hại quá nhiều vì nếu 1/3 diện tích đào bị mất thì vẫn còn 2 phần khác có thể bù lại.
Tuy nhiên, với diện tích trồng đào lớn, những người dân làm nghề trồng đào cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc trồng và chăm sóc đào cảnh. Vào những đợt nắng nóng, nhiệt độ lên tới gần 40 độ C, gia đình ông Dũng phải thuê đến hơn chục công nhân tưới nước cho đào cảnh, có nhiều khi trời nắng gắt thì phải thuê nhiều người tưới hơn để đảm bảo độ ẩm cho cây. Chi phí thuê công nhân khá cao, cùng với đó chi phí để chăm sóc đào cũng là một khoản không nhỏ khiến ông Dũng càng thêm trăn trở.
Sau khi học hỏi một số mô hình trên truyền hình và thông qua tìm hiểu trên báo chí, ông Dũng quyết định áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để tiết kiệm sức người cũng như chi phí thuê nhân công. Năm 2018, gia đình ông thu được gần 300 triệu đồng từ việc cho thuê đào, không chút ngần ngại, ông Dũng đã dùng toàn bộ số tiền này để đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động.
Chia sẻ về sự thành công khi áp dụng hệ thống tưới tiêu tự động, ông Dũng cho biết: “Nếu như những mùa trước, khi trời nắng nóng, diện tích đào của ông cần tới 10 nhân công tưới thì hiện tại dàn tưới tự động đã giúp ông tiết kiệm sức người và chi phí rất lớn. Với hệ thống tưới tự động, chỉ cần một thao tác đơn giản là mồi nước cho máy bơm thì chỉ cần một người làm là có thể tưới được cả vườn đào trong vòng 2 tiếng buổi sáng, hôm nào thời tiết nắng gắt thì có thể tưới thêm 2 tiếng vào buổi chiều để đảm bảo cây không bị thiếu nước trong mùa hè”.
Tới nay, mô hình thí điểm trồng đào cảnh của ông Dũng đã trải qua gần 4 năm và ngày càng đem lại hiệu quả cao.Tính đến thời điểm hiện tại, vườn đào của ông vẫn đang tìm thị trường tiêu thụ, còn nhiều gốc chưa cho thuê hết. Theo dự tính, năm nay nếu cho thuê hết số gốc đào trong vườn với giá trung bình 3 triệu đồng/cây đào cảnh, từ 300 – 400 nghìn đồng/cành đào thì gia đình ông Dũng sẽ có nguồn thu lên tới hàng trăm triệu đồng.
Đánh giá về hiệu quả của mô hình thí điểm trồng đào trên địa bàn xã, ông Trần Quang Khánh – Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết: “Xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì là xã vùng bãi có 100% diện tích là đất nông nghiệp, trong những năm trở lại đây, xã Yên Mỹ đã tiến hành chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang một số cây trồng khác, đáng chú ý phải kể đến mô hình thí điểm trồng đào với diện tích hơn 3 hecta. Hiện tại, các gốc đào đang phát triển rất tốt, cho ra những bông hoa đào với màu sắc bắt mắt, chất lượng cao.
Trong quá trình sản xuất, việc người dân chủ động đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả rất lớn, vừa tiết kiệm nhân lực, vừa tiết kiệm chi phí, đưa lại hiệu quả công việc cao.
Ngoài mô hình thí điểm trồng đào có áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc, trên địa bàn xã Yên Mỹ cũng đang có thêm một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau thủy canh, dưa lưới, nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi…cũng đang áp dụng công nghệ cao và khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, trong những năm tiếp theo, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để dần tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm sức lao động cho người dân.”
Cũng theo ông Khánh, kể từ khi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đi vào hoạt động, cuộc sống của người dân có sự thay đổi rõ nét, từ việc mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, một số hộ dân đã thu về hàng trăm triệu đồng trên năm, đưa lại nguồn thu ổn định cho gia đình.
Lương Hằng

Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Cháy xưởng in rộng hàng nghìn m2 ở Phúc Diễn

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch
Tin đọc nhiều

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ Công an phường Dương Nội

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc
