--> -->
Dòng sự kiện:

Khó khăn trong điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19

07/09/2021 08:43

Chia sẻ
Theo các chuyên gia y tế, việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 gặp rất nhiều khó khăn vì đây là những đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương và khó quản lý, do đó ảnh hưởng nhiều tới công tác phòng, chống dịch. Trong khi, việc phòng, chống dịch Covid-19 ở các bệnh viện tâm thần là yêu cầu cấp thiết, bởi nếu không may nhiễm Covid, những bệnh nhân tâm thần sẽ trở thành nguồn lây rất khó kiểm soát.
Thêm một tổng đài chăm sóc sức khỏe bệnh nhân Covid-19 tại nhà Tại tâm dịch, nhiều bác sĩ hồi sức cấp cứu phải làm việc với cường độ 500% so với thông thường Nữ điều dưỡng luôn tận tâm với nghề

Khó tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch

Hiện nay, việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 gặp rất nhiều khó khăn vì đây là đối tượng bệnh nhân đặc biệt, không kiểm soát được hành vi của bản thân. Tuy nhiên, các y, bác sĩ tại các bệnh viện tâm thần vẫn đang nỗ lực hết mình để điều trị cho nhóm bệnh nhân này. Liên quan đến vấn đề này, vừa qua tại Bộ Y tế đã diễn ra cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (Đồng Nai) và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà.

Khó khăn trong điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế (bên phải), kiểm tra công tác phòng chống dịch tại một cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần.

Theo báo cáo, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà phát hiện ổ dịch ngày 19/8, lúc đầu có 18 ca, sau 16 ngày Viện đã ghi nhận 90 F0. Viện đã phong tỏa toàn bộ khu nhà A1 nơi có các ca F0 và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Hiện đã qua 14 ngày thực hiện giãn cách tuyệt đối trong đơn vị, đã khu trú được dịch, các khoa chưa có dịch đều an toàn.

Còn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 phát hiện ổ dịch ngày 26/8, lúc đầu có 26 ca, sau 9 ngày có 136 ca F0, khả năng nguy cơ sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới. Bệnh viện đã nhanh chóng phong tỏa 3 khu điều trị có ca bệnh dương tính và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế và của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Đồng Nai. Theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, hiện Bệnh viện còn 1.136 bệnh nhân/1.200 giường bệnh, trong đó có 102 bệnh nhân không có người thân, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi nhiều năm nay. Hiện tại Bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nhân lực thiếu, bệnh nhân quá tải, số lượng bệnh nhân không có người thân bỏ rơi nhiều năm…

Chia sẻ về thực trạng bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết: "Bệnh nhân tâm thần không có đầy đủ nhận thức về mối nguy hiểm do Covid-19 mang lại như người bình thường. Bệnh nhân tâm thần và đặc biệt là những trường hợp mắc Covid-19 không thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước dịch bệnh. Chăm sóc bệnh nhân Covid-19 thường đã khó, điều trị cho những trường hợp tâm thần nhiễm bệnh còn khó hơn. Chúng tôi coi họ là những người yếu thế và rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng, xã hội".

Theo phân tích của Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, vì không có nhận thức nên bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 có thể di chuyển khắp nơi, và khả năng trở thành nguồn lây là rất cao. Đặc biệt, về vấn đề phòng dịch, các bệnh nhân đặc biệt này thường không tự ý thức thực hiện 5K như đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, thậm chí có thể trốn viện ra ngoài bằng nhiều hình thức mà nhân viên y tế khó có thể kiểm soát hoàn toàn. Vì vậy, nếu bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 thì vô tình sẽ làm phát tán bệnh tật cho bệnh nhân tâm thần ở xung quanh và nhân viên y tế.

Đáng lo ngại, việc điều trị những F0 mắc bệnh tâm thần như cho uống thuốc, đeo bình oxy cũng khó thực hiện vì bệnh nhân tâm thần không ngồi yên. Thậm chí các bác sĩ phải cố định bệnh nhân vào giường mới có thể tiến hành chữa trị. Việc đưa bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 chuyển nặng về trung tâm hồi sức cấp cứu khác là không thể, mà phải điều trị tại chỗ. Nhóm bệnh nhân này rất đặc thù nên cần chuẩn bị phương án tối ưu để chăm sóc, điều trị, cách ly riêng biệt.

"Hiện nhân lực làm việc tại các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần đang thiếu rất nhiều. Bên cạnh đó, chuyên môn về cấp cứu – hồi sức của nhân viên y tế không sâu; vì vậy khi điều trị cho bệnh nhân có những chuyển biến xấu sẽ là một thách thức rất lớn. Ngoài ra, qua kiểm tra một số cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần, trang thiết bị, vật tư y tế cũng đang còn nhiều hạn chế”, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho biết.

Cân nhắc tiêm vắc xin

Một trong những khó khăn trong công tác chăm sóc, bệnh nhân tâm thần là nhóm bệnh nhân đặc thù nên tất cả mọi vấn đề, từ sinh hoạt đến khám chữa bệnh đều do các y, bác sĩ thực hiện. Đa phần bệnh nhân này điều trị dài hạn nên không thể cho người nhà vào chăm sóc, chỉ có nhân viên y tế chăm sóc từ ăn uống, tắm, gội, giặt giũ, cho đến vệ sinh cá nhân… Với các bệnh nhân có tâm lý ổn định thì công tác điều trị, chăm sóc có thể thuận lợi, còn những trường hợp lên cơn kích động thì rất khó khăn cho nhân viên y tế; đòi hỏi nhân lực và sự xử trí nhanh của y, bác sĩ.

Trước thực trạng trên, việc đảm bảo phòng dịch, đáp ứng các tình huống khi có người bệnh tâm thần mắc Covid-19 là vô cùng quan trọng. Các cơ sở điều trị bệnh nhân tâm thần và đặc biệt tại những nơi đã xuất hiện ca nhiễm cũng nên thành lập các khoa hồi sức - tích cực, phòng trường hợp số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 tăng cao. Bên cạnh đó, cần đào tạo thêm cho nhân viên y tế các kỹ năng phòng, chống và điều trị bệnh Covid-19.

Các chuyên gia y tế cũng đề xuất, xây dựng hướng dẫn điều trị Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần và cơ sở pháp lý tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần do họ không có người giám hộ. Hiện, Bộ Y tế ủng hộ chủ trương thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà. Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cũng đề xuất Bộ Y tế cần thiết lập chủ động tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đơn nguyên điều trị Covid-19 để sẵn sàng trong trường hợp khu vực phía Bắc có ca dương tính là bệnh nhân tâm thần.

Đồng thời, các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân tâm thần cần trang bị, bổ sung thêm các thiết bị, vật tư y tế như máy thở, bình oxy, thuốc, xét nghiệm... “Ưu tiên dùng thuốc điều trị Covid-19 đối với những bệnh nhân tâm thần mắc bệnh. Cơ sở nào có nguy cơ tăng số lượng ca nhiễm, phải có sự hỗ trợ về nhân lực từ các bệnh viện khác như bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa”, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nhấn mạnh.

Hiện nay, việc tiêm vắc xin được đánh giá là một trong những biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần vẫn đang được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Theo lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, trong thời điểm hiện tại khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất căng thẳng thì tiêm vắc xin cho những bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 cũng rất cần thiết, nhưng vấn đề này đang gặp phải một số tồn tại nhất định. Bởi chưa có quy định pháp lý về việc tiêm vắc xin và cần người nhà bảo hộ cho bệnh nhân tâm thần có tiêm hay không. Bên cạnh đó, hiện nay mặc dù các bệnh viện chuyên khoa tâm thần vẫn có thể thực hiện khám sàng lọc trước tiêm cho bệnh nhân, nhưng các bệnh tiềm ẩn, phức tạp sâu thì khó có thể phát hiện.

Các chuyên gia y tế cũng đề xuất, xây dựng hướng dẫn điều trị Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần và cơ sở pháp lý tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân tâm thần do họ không có người giám hộ. Hiện, Bộ Y tế ủng bộ chủ trương thành lập Trung tâm điều trị bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 và Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà. Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cũng đề xuất Bộ Y tế cần thiết lập chủ động tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đơn nguyên điều trị Covid-19 để sẵn sàng trong trường hợp khu vực phía Bắc có ca dương tính là bệnh nhân tâm thần.

Về vấn đề phòng bệnh, các chuyên gia y tế cho rằng cần cách ly tuyệt đối với nhân viên và bệnh nhân dương tính; tăng cường quản lý bệnh nhân bằng hệ thống camera; thực hiện tốt quy định 5K và điều trị tại chỗ. Ngoài ra, tổ chức mô hình nhân viên y tế là F0 phối kết hợp với bệnh nhân tỉnh táo mắc bệnh để hỗ trợ chăm sóc ca nhiễm tại nơi điều trị. “Chúng tôi cũng hy vọng các cấp chính quyền, xã hội, gia đình phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh tâm thần để thực hiện phòng, chống dịch, tiêm chủng, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiều hơn, hạn chế tối đa số ca nhiễm Covid-19”, Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho biết thêm./.

Minh Khuê

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Điều trị vô sinh hiếm muộn là một hành trình dài và tốn kém chi phí, nhiều cặp vợ chồng không chỉ đối mặt với những áp lực tinh thần, mà còn mang trên vai gánh nặng tài chính khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay vẫn chưa nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa nhận kết quả bước đầu tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024. Theo đó, học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Kết quả chi tiết về điểm số và xếp hạng sẽ được công bố vào cuối năm 2025.

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung, thiết kế điều riêng quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin, big data, trí tuệ nhân tạo; có các quy định mang tính nguyên tắc để tạo kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch.

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Xem thêm