--> -->
Dòng sự kiện:

Khoa cử Việt Nam xưa trong Di sản Tư liệu thế giới

06/03/2018 16:45

Chia sẻ
“Khoa cử Việt Nam xưa trong Di sản Tư liệu thế giới” là chủ đề triển lãm do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám khai mạc chiều 5/3, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
khoa cu viet nam xua trong di san tu lieu the gioi Xử lý di sản trong trường hợp hết thời hiệu thừa kế
khoa cu viet nam xua trong di san tu lieu the gioi Hát xoan: Cuộc lội ngược dòng ngoạn mục

Triển lãm giới thiệu đến công chúng, du khách trong và ngoài nước hơn 50 tài liệu phản ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa, được chắt lọc từ 3 di sản tư liệu thế giới của Việt Nam là Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Bia tiến sỹ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi từng đào tạo ra nhiều bậc hiền tài của đất nước, là nơi tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng nhân tài, tôn vinh danh nhân văn hóa hiện nay.

khoa cu viet nam xua trong di san tu lieu the gioi

Triển lãm chuyên đề “Khoa cử Việt Nam xưa trong Di sản Tư liệu thế giới” không chỉ phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động của nền giáo dục và khoa cử Việt Nam thời quân chủ như: Quan điểm của nhà nước về giáo dục, khoa cử; chế độ thi cử; danh nhân khoa bảng, ân điển của quốc gia đối với người đỗ đạt… được lưu giữ trong các Di sản Tư liệu thế giới mà qua đó quảng bá, tôn vinh giá trị các di sản tư liệu của Việt Nam đã được thế giới công nhận.

Triển lãm gồm 3 phần: Lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam qua các triều đại; Quốc Tử Giám – Trung tâm giáo dục cao cấp thời quân chủ; Bia đề danh tiến sỹ và các nhà khoa bảng tiêu biểu, thể hiện qua 7 phiên bản Mộc bản triều Nguyễn và 40 giá trưng bày nội dung 56 tài liệu của 3 di sản tư liệu thế giới của Việt Nam hiện nay là Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Bia tiến sỹ Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Triển lãm giới thiệu một cách hệ thống về lịch sử khoa cử Việt Nam với quy chế, thể lệ cũng như các nhà khoa bảng, danh nhân và trạng nguyên tiêu biểu trong lịch sử. Đây là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, công chúng trong và ngoài nước yêu thích văn hóa lịch sử tìm hiểu sâu hơn về nền giáo dục, nền văn hóa Việt Nam.

Qua đây, các nhà quản lý trong việc hoạch định các chính sách cũng có thể tham khảo để xây dựng một xã hội học tập; đồng thời là nguồn tư liệu sinh động cho các thế hệ học trò về những tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng, từ đó hun đúc truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Triển lãm mở từ nay đến hết ngày 5/4 tại sân Đại Bái, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Theo baochinhphu.vn

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
Xem thêm