--> -->
Dòng sự kiện:

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo trong công nhân lao động

15/05/2024 17:49

Chia sẻ
Phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” trong các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Hướng về cơ sở vì lợi ích của đoàn viên Khẳng định giá trị của người lao động

Theo Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội Nguyễn Đình Thắng, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội đang quản lý trực tiếp 340 Công đoàn cơ sở (CĐCS) với 149.548 lao động, trong đó đoàn viên là 141.166 người.

H­ưởng ứng phong trào thi đua do Công đoàn các KCN&CX Hà Nội phát động, các CĐCS chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phối hợp với người sử dụng lao động (NSDLĐ) tổ chức phát động thi đua, tổ chức cho đoàn viên, CNVCLĐ đăng ký các danh hiệu thi đua năm 2024, trong đó nổi bật là phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” và “Sáng kiến, sáng tạo” Thủ đô.

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo trong công nhân lao động
Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cùng đại diện doanh nghiệp trao thưởng các gương "Sáng kiến, sáng tạo".

“Năm 2024, vượt lên những khó khăn thách thức, phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” vẫn luôn được công nhân lao động (CNLĐ) và NSDLĐ ở hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN&CX Hà Nội nhiệt tình hưởng ứng, đó là kết quả của việc cụ thể hóa phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”. Qua các phong trào thi đua đã động viên CNLĐ trực tiếp sản xuất tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng lao động, đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao trong công việc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, đồng chí Nguyễn Đình Thắng khẳng định.

Cũng theo Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội Nguyễn Đình Thắng nhiều CĐCS đã phối hợp với NSDLĐ tổ chức Hội thi ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, hội thi bàn tay vàng đem lại hiệu quả thiết thực như: Hội thi Casting (tay nghề đúc), Hội thi Glazing (tay nghề phun men) của Công ty TNHH Toto Việt Nam. Hội thi Measurement Olympic (kỹ năng đo đạc); lắp ráp máy in văn phòng của Công ty TNHH Canon Việt Nam.

Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam, Công ty TNHH Linh kiện điện tử Sei Việt Nam,... phát động phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo”, “Đại hội Kaizen”, chung tay cải tiến, trong lao động sản xuất, đã thu hút đông đảo CNLĐ nhiệt tình tham gia.

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo trong công nhân lao động
Công nhân lao động phấn khởi, tự hào khi được biểu dương "Sáng kiến sáng tạo".

Các doanh nghiệp đã kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội thi thợ giỏi gắn với việc thành lập hội đồng xét chọn và chấm điểm “Sáng kiến, sáng tạo” để tổ chức biểu dương “Sáng kiến, sáng tạo” tại doanh nghiệp tiêu biểu trên từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp NSDLĐ đã chủ động cùng với Ban Chấp hành CĐCS tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí khen thưởng động viên sáng kiến, sáng tạo kịp thời và đưa tiêu chí “Sáng kiến, sáng tạo” vào quy chế xét nâng lương trước thời hạn cho CNLĐ đạt thành tích cao.

Kết quả, năm 2024 có 631 CNLĐ có sáng kiến sáng tạo đạt cấp trên cơ sở. Phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” trong các KCN Hà Nội đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Những sáng kiến, sáng tạo đã mang lại những giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp, đồng thời từng bước cải thiện chất lượng công việc, tăng sản lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân lực, nâng mức thu nhập cho người lao động tiêu biểu như: Sáng kiến “Đổi mới chi phí mô hình chiến lược G15 của ngành IJP.” của anh Nguyễn Ngọc Hà, Công ty TNHH Canon Việt Nam. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm; tối ưu hóa hiệu suất làm việc bằng việc cải tiến và áp dụng tự động hóa cho từng công đoạn, giảm chi phí sản xuất,tăng thị phần trên thị trường. Tổng giá trị làm lợi hơn 160 tỷ đồng/năm.

Sáng kiến “Xây dựng hệ thống quản lý khuôn tiếp cận từ nhiều góc độ” của công nhân Hoàng Văn Thành, Công ty TNHH Canon Việt Nam. Sáng kiến tối ưu hóa trong quản lý ngân sách làm khuôn thay thế cho khuôn đã quá tuổi thọ. Kết quả giảm được chi phí, làm lợi cho Công ty 37 tỷ đồng/năm. Nhiều năm liền anh Hoàng Văn Thành đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo có giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp và được Công đoàn Công ty đề nghị Công đoàn cấp trên xét, khen thưởng giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV năm 2023.

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo trong công nhân lao động
CNLĐ không ngừng sáng kiến, sáng tạo trong công việc.

Hay sáng kiến “Tận dụng nguyên vật liệu thị trường nội địa cho xuất khẩu” của chị Đoàn Thị Hải Hà, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam. Sáng kiến lập kế hoạch sử dụng cho từng lô hàng về và cân đối sắp xếp sản xuất, tổng giá trị làm lợi là 15 tỷ 300 triệu đồng/năm…

Sáng kiến “Tự chủ trong thiết kế bồn cầu mới tại Việt Nam, giảm phụ thuộc vào công ty mẹ khi phát triển sản phẩm mới” của anh Kim Đình Dũng, Công ty TNHH Toto Việt Nam. Trước thực tế các sản phẩm của Công ty đang sản xuất đều được thiết kế và phát triển tại Nhật Bản sau đó chuyển giao sang Việt Nam sản xuất. Anh Dũng đã chủ động đề xuất, chuyên gia bên Nhật đào tạo con người để phía Việt Nam chủ động thiết kế, sản xuất sản phẩm. Sau khi được đào tạo, chuyển giao Công ty đã thiết kế thành công 2 sản phẩm mới mang lại sự chủ động và lợi nhuận cho đơn vị. Trong thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024 làm lợi cho công ty 12 tỷ 600 triệu đồng/năm.

Từ những kết quả đạt được của phong trào thi đua thi yêu nước, đặc biệt là phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” đã khẳng định thi đua là động lực hết sức quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Trong đó Ban Chấp hành Công đoàn các KCN&CX Hà Nội và CĐCS đã tổ chức các phong trào thi đua bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị, doanh nghiệp gắn với việc sơ, tổng kết động viên khen thưởng kịp thời, làm tốt công tác nhân điển hình tiên tiến, tạo động lực nâng cao hiệu quả, chất lượng của phong trào thi đua.

Trần Vũ

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm