--> -->
Dòng sự kiện:

Không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non

25/08/2021 13:07

Chia sẻ
Trước diễn biến dịch Covid-19 còn nhiều phức tạp, trong điều kiện trẻ mầm non chưa được đến trường, các cơ sở giáo dục mầm non không tổ chức dạy học trực tuyến mà duy trì hoạt động kết nối với gia đình trẻ em và trẻ em; hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà.
Tiếp sức giáo viên mầm non tư thục vượt “bão” Covid-19 Vì mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”! Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Trường Mầm non Tuổi Hoa

Đây là chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non vừa được Sở tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Trước diễn biến dịch Covid-19 còn nhiều phức tạp, trong điều kiện trẻ mầm non chưa được đến trường, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non không tổ chức dạy học trực tuyến mà duy trì hoạt động kết nối với gia đình trẻ em và trẻ em; hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà. Nội dung cần chú trọng trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà gồm: Các hoạt động an toàn, chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng, chống dịch, hoạt động thể chất...

Không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non
Căn cứ tình hình thực tế, từng cơ sở chủ động chuẩn bị sẵn kịch bản để ngay sau khi dịch được kiểm soát, có quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố, các nhà trường có thể đón học sinh trở lại trường và triển khai ngay các nhiệm vụ năm học hiệu quả.

Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, các cơ sở giáo dục mầm non cần lựa chọn những nội dung cần thiết, hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình nhằm chuẩn bị cho trẻ em tâm thế, kỹ năng sẵn sàng vào lớp 1.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh, mầm non là cấp học cần được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi trẻ phải tạm dừng đến trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, ông Trần Thế Cương yêu cầu toàn ngành cần dành toàn tâm, toàn lực để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn trường học. Căn cứ tình hình thực tế, từng cơ sở chủ động chuẩn bị sẵn kịch bản để ngay sau khi dịch được kiểm soát, có quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố, các nhà trường có thể đón học sinh trở lại trường và triển khai ngay các nhiệm vụ năm học hiệu quả.

Các cơ sở giáo dục mầm non cần rà soát, quan tâm hỗ trợ các trường hợp trẻ em, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, thân thiện”; phát huy tính sáng tạo của giáo viên; tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện nghiêm túc các quy định về thu, chi...

Các Phòng GD&ĐT tăng cường công tác tham mưu chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, ưu tiên dành quỹ đất cho giáo dục; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia...

Được biết, toàn Thành phố hiện có 1.150 trường mầm non, hơn 2.700 nhóm lớp mẫu giáo độc lập tư thục với tổng số trẻ ra lớp đạt gần 563.000 trẻ. Năm học 2021-2022, giáo dục mầm non Hà Nội tập trung thực hiện chủ đề của năm học “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, thân thiện”.

Toàn ngành triển khai 5 nhiệm vụ cụ thể, gồm: nâng cao hiệu quả công tác quản lý; đầu tư nguồn lực chuẩn hóa, hiện đại hóa mạng lưới trường, lớp; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; đẩy mạnh xã hội hóa.

T.P

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Xem thêm