--> -->
Dòng sự kiện:

Kiên quyết đẩy lùi tham nhũng

15/12/2020 14:30

Chia sẻ
Tham nhũng là một trong những hành động xấu xa góp phần làm nghèo đất nước, gây ra bất bình đẳng xã hội xét dưới góc độ thu nhập, làm tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy, việc Đảng, Nhà nước kiên quyết đẩy lùi vấn nạn tham nhũng, tạo những cơ chế để tham nhũng không còn đất sống và không thể tham nhũng được nhân dân hết sức tin tưởng.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách phòng, chống tham nhũng Hà Nội đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng Tham nhũng có xu hướng giảm, kê khai tài sản vẫn hình thức
Kiên quyết đẩy lùi tham nhũng
Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Theo thống kê về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) giai đoạn 2013-2020, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý (trong đó có 27 đồng chí là Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, bốn đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị). Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.

Điều này cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng rất quyết liệt. Công tác phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm và ngày càng quyết liệt. Trong phát biểu kết luận Hội nghị cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu:

Một là, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng".

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Năm là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng.

Như chúng ta đã biết, tham nhũng là khuyết tật của xã hội loài người kể từ khi hình thành nhà nước hầu như thời nào cũng có.

Vấn đề có tính nguyên tắc đối với bất kỳ nhà nước nào là phải ban hành các cơ chế, chính sách, luật pháp để hạn chế tối đa và tiến tới không còn tham nhũng. Với nước ta, bên cạnh những kết quả trên mọi phương diện từ chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, an ninh- quốc phòng qua hơn 3 thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên những “khuyết tật” trong quản lý, vận hành nền kinh tế làm nảy sinh tham nhũng là điều khó tránh khỏi.

Quan trọng, Đảng, Nhà nước đã nhìn ra được những khuyết tật đó nên đã, đang và sẽ song hành hai nhiệm vụ vừa tiến hành chống tham nhũng, lãng phí không khoan nhượng vừa rà soát các cơ chế, chính sách để “bịt kín” lỗ hổng để không phát sinh tham nhũng.

Tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị thời gian tới chúng ta sẽ sớm khắc phục được những bất cập về mặt cơ chế, chính sách để tạo ra hành lang pháp lý “không thể tham nhũng” như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo.

H.Lê

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Xem thêm