--> -->
Dòng sự kiện:

Kinh tế Việt Nam “vượt sóng” Covid-19

03/02/2022 10:11

Chia sẻ
Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do, sức bật của “kinh tế số” trở thành chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới... Trước thềm năm mới, báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội) về những điểm sáng kinh tế nổi bật của Việt Nam năm vừa qua.
Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nội địa: 3 trụ cột lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2022 Phát huy những điểm sáng để bứt phá Đề xuất các gói chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế

Phóng viên: Một năm vô cùng khó khăn vì dịch Covid-19, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, ông có đồng ý với quan điểm này không?

TS. Vũ Vinh Phú: Tôi đồng ý và phải nói rõ thêm rằng, theo Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế xã hội 2021 cho ta thấy, mặc dù dịch Covid-19 trong năm qua có những diễn biến lan rộng và phức tạp song dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã vượt qua những khó khăn để vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã hội.

Kinh tế Việt Nam “vượt sóng” Covid-19
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Cụ thể, về sản xuất nông lâm thủy sản: Năng suất thu hoạch vụ mùa vừa qua tăng cao hơn vụ mùa cùng kỳ năm 2020, ngành Nông nghiệp nói chung vẫn tăng trưởng dương là một trong những bệ đỡ của nền kinh tế đất nước ở trong mọi tình huống. Về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp cuối năm vẫn tăng so với cùng kì năm trước, các ngành sản xuất công nghiệp đều có tăng trưởng dương.

Về đầu tư nước ngoài, mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp ở trong nước, song vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Việt Nam vẫn là nơi các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư thêm để mở rộng sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực.

Về hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ, tuy tăng trưởng của các ngành nêu trên so với cùng kỳ 2020 là thấp hơn, nhưng đó quả là một sự cố gắng khi dịch diễn ra căng thẳng, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, sức mua tiêu dùng yếu…

Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 299 tỷ đô la, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 tháng có 34 mặt hàng đạt trên 1 tỷ đô la, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, 7 mặt hàng đạt xuất khẩu trên 10 tỷ đô la, một số mặt hàng chính xuất khẩu đều tăng, cụ thể như thủy hải sản tăng 27,8%, công nghiệp chế biến tăng 18%, nông lâm sản tăng 15,4%... Việt Nam vẫn giữ vững được các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, các nước ASEAN, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản... đều có kim ngạch xuất khẩu sang các nước đó tăng trưởng từ 3 - 22,4%. Có thể nói xuất khẩu là điểm sáng khá rực rỡ trong năm vừa qua.

Phóng viên: Xin ông phân tích Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng như thế nào với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do?

TS. Vũ Vinh Phú: Đến nay Việt Nam đã kí và đang thực hiện 16 FTA với các nước theo hình thức song phương và đa phương bao gồm các Hiệp định như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA,… Có thể nói, chúng ta đã hội nhập rất rộng vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó đã tạo chúng ta những cơ hội và những thách thức đi kèm.

Đó là, Việt Nam sẽ mở rộng hàng hóa xuất khẩu đi các nước với sức mua hàng tỷ dân và có thu nhập cao bởi thuế quan nhập khẩu vào các nước giảm mạnh và tiến tới bằng 0 theo các Hiệp định. Một cơ hội nữa, đó là cơ hội để chúng ta nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng với các nước khác. Cơ hội tiếp theo là cho thị trường nội địa. Người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận với các hàng hóa có chất lượng, giá thành tương đối hợp lý để sử dụng hàng ngày một cách đa dạng, phong phú hơn.

Cơ hội cho thị trường bán lẻ và nhất là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh để có thể làm chủ được thị trường nội địa ngay trên sân nhà. Về mặt đầu tư, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm các nguồn đầu tư đa dạng, phong phú, có chất lượng của các nước tiên tiến trong khu vực, đưa sự phát triển sản xuất kinh doanh lên một nấc thang mới trong 5-10 năm tới.

Kinh tế Việt Nam “vượt sóng” Covid-19
Kinh tế đất nước ngày một phát triển. Ảnh: Xuân Dương

Phóng viên: Theo ông, kinh tế số đã có sức bật như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh bình thường mới?

TS. Vũ Vinh Phú: Ở Việt Nam, tuy nền kinh tế số mới phát triển song bước đầu đã thâm nhập khá nhanh vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội dịch vụ của đất nước như quản lý, hành chính, theo kinh tế số, phát triển thương mại điện tử, tận dụng các ưu điểm của các mạng xã hội. Phát triển các công nghiệp giải trí và dịch vụ như du lịch, phân phối và bán buôn bán lẻ,… Một ví dụ rõ nét nhất cho sự phát triển, đó là lĩnh vực thương mại điện tử. Doanh số bán hàng qua các hình thức trực tuyến đạt khoảng 12 tỷ đô la trong năm 2020 và tương lai trong 5 năm tới sẽ phát triển với tốc độ 2 con số/năm.

Bức tranh về kinh tế số cho ta thấy ở Việt Nam là vô cùng sáng sủa và có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các chính sách đầu tư cho lĩnh vực quan trọng này của đất nước, tiến tới một Chính phủ số kinh tế số quản lý số trong tương lai.

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về cách quản trị doanh nghiệp thời Covid-19 và ứng xử vượt qua khủng hoảng của các doanh nghiệp Việt trong năm qua?

TS. Vũ Vinh Phú: Trong năm qua, được sự hỗ trợ giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của Nhà nước và các địa phương, các doanh nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn để vừa trụ vững trong sản xuất kinh doanh, vừa tiếp tục chống dịch theo tinh thần của Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Nhiều doanh nghiệp vừa trụ vững ở thị trường nội địa, vừa tiếp tục xuất khẩu đi các nước, đặc biệt như các nhóm ngành hàng: Đồ gỗ mỹ nghệ, nông lâm thủy hải sản, nhiều sáng kiến đã phát sinh để khắc phục những khó khăn khi có dịch như sản xuất 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến, tăng cường liên doanh liên kết dựa vào sức mạnh của nhau để trụ vững và phát triển.

Những con số về tăng trưởng kinh tế xã hội trong năm 2021 cho ta thấy doanh nghiệp vẫn xứng đáng là những tế bào quan trọng của đất nước lúc bình thường cũng như lúc có dịch. Mong rằng, năm 2022 sắp đến sự phát triển của các doanh nghiệp sẽ có nhiều khởi sắc hơn, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của kinh tế đất nước.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Bảo Thoa (thực hiện)

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm