
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp
01/04/2025 12:18
Quốc hội sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và các luật liên quan tại Kỳ họp thứ 9 Đề xuất trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới |
Báo cáo tại Phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, dự kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định: Các nội dung theo thẩm quyền về lập hiến; 44 nội dung thuộc công tác lập pháp; 12 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời, có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội nghiên cứu.
Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 35,5 ngày. Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc khai mạc Kỳ họp sớm hơn thông lệ, vào ngày 5/5/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 là 20 ngày (từ thứ Hai ngày 5/5 đến hết thứ Tư ngày 28/5/2025); đợt 2 là 15,5 ngày (từ thứ Tư ngày 11/6); thời gian Quốc hội nghỉ giữa 2 đợt là 13 ngày.
Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục rút ngắn tối đa thời gian trình bày tờ trình, báo cáo như đã thực hiện tại Kỳ họp thứ 8 để dành thời gian cho Quốc hội thảo luận, các cơ quan phát biểu, giải trình; không bố trí trình bày các báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024, chỉ bố trí thảo luận lồng ghép với phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước đối với 2 nội dung trên.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, công tác chuẩn bị nội dung Kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tiến hành khẩn trương. Đến nay, hầu hết các dự án luật dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9 và 5 dự án luật khác trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Bên cạnh đó, 10 dự án luật đã được xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 vừa qua...
Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, do khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp là rất lớn, vì vậy tại Kỳ họp lần này sẽ ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung thực sự cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy; những vấn đề điều chỉnh luật, nghị quyết có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước.
Liên quan tới điều chỉnh thời gian xem xét thông qua đối với dự án, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đối với dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa điều chỉnh từ cho ý kiến sang xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) từ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 sang cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (theo quy trình tại một kỳ họp).
Điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân từ Kỳ họp thứ 9 sang Kỳ họp thứ 10.
Đồng thời, rút 5 nội dung khỏi dự kiến chương trình Kỳ họp gồm: Dự án Luật Báo chí (sửa đổi); dự án Luật Cấp, thoát nước; dự án Luật Phá sản (sửa đổi); dự án Luật Quản lý phát triển đô thị; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí dự kiến khai mạc Kỳ họp vào ngày 5/5/2025; Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội; Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt, có thời gian Quốc hội nghỉ họp giữa 2 đợt để các cơ quan của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan hữu quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung trình tại Kỳ họp; nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp; trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội muộn nhất tại Phiên họp thứ 44 (tháng 4/2025), hạn chế để lùi sang Phiên họp thứ 45 (tháng 5/2025)...

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân

Đề xuất trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng cho người lao động

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh

Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học

"Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Kazakhstan và Azerbaijan"
Tin đọc nhiều

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng “phi mã”

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
