--> -->
Dòng sự kiện:

Kỳ vọng gì ở Chương trình giáo dục phổ thông mới?

09/01/2020 11:18

Chia sẻ
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đang được khởi động và sẽ được áp dụng bắt đầu từ năm học tới. Vấn đề đặt ra ở đây là, đội ngũ giáo viên làm sao phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Nói cách khác, ở chương trình GDPT mới, bản thân giáo viên là tác nhân giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Hà Nội: Tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương
Công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước ngày 15/2/2020
Hà Nội lên kế hoạch tuyển bổ sung giáo viên
Kỳ vọng gì ở Chương trình giáo dục phổ thông mới?
Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức được coi là trọng yếu và giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc giảng dạy. (Ảnh: P.T)

Bắt nhịp với xu hướng mới

Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức được coi là trọng yếu. Giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc giảng dạy. Giáo viên sẽ là người cung cấp, học sinh, sinh viên là những người thụ động hấp thu kiến thức. Cách làm ấy đã có hàng trăm năm nay mà chưa hề thay đổi. Tuy nhiên, giờ đây, giáo dục trong nước đang đứng trước một thách thức, đòi hỏi thay đổi toàn diện.

Cần phải khẳng định, mục đích đổi mới chương trình GDPT mới là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Theo đó, học sinh cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, học sinh được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. Dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh được chú trọng.

Chẳng hạn, theo chương trình GDPT mới, học sinh tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện năng lực, phẩm chất, kĩ năng cho học sinh, đáp ứng yêu cầu quản lý và giáo dục học sinh của gia đình, xã hội. So với chương trình GDPT hiện hành, chương trình mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới, nhưng có thêm 2 môn là Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ.

Ngoài ra, trong chương trình GDPT mới, việc đánh giá học sinh dựa trên phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục, chứ không phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Do vậy, kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học để hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Ví dụ, đánh giá học sinh lớp 1 khi kết thúc học kỳ 1 về môn Tiếng Việt thì giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đọc được 30 tiếng/phút...

Bắt nhịp với xu hướng mới đã và đang là mục tiêu hướng đến của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, song hành với sự đổi mới hiện vẫn đang tồn tại những khó khăn nhất định. Chẳng hạn, thiếu phòng học cũng là thách thức đối với các thành phố lớn hoặc ở nơi tập trung quá nhiều khu công nghiệp. Ngoài ra, đến thời điểm này phần lớn giáo viên vẫn đang lúng túng vì thời gian triển khai đã cận kề nhưng chưa biết sẽ dạy bộ sách giáo khoa mới nào?

Trong khi đó, khi áp dụng chương trình GDPT mới, các môn như: Tin học (ở cấp tiểu học); Âm nhạc, Mỹ thuật (ở cấp Trung học phổ thông) sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm giáo viên. Lấy ví dụ, cấp Trung học phổ thông sẽ dạy Âm nhạc, Mỹ thuật, mỗi môn có 2 tiết/lớp nhưng hiện chưa có giáo viên dạy các môn học này. Trong khi cả nước có tới 2.834 trường Trung học phổ thông, nếu tính đơn giản mỗi trường cần 1 giáo viên/môn thì số lượng tuyển mới sẽ cần đến gần 6.000 giáo viên.

Chuẩn hóa đội ngũ

Quanh chương trình GDPT mới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ từng chia sẻ: Giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục nên nếu tinh thần đổi mới chỉ đi từ Bộ GD&ĐT đến các Sở/Phòng GD&ĐT, các hiệu trưởng trường phổ thông mà không tới được các giáo viên thì sự đổi mới sẽ không thể thành công. Nếu giáo viên không triển khai đổi mới thì tất cả ý tưởng và giải pháp mà Bộ, Sở/Phòng đề ra cho một nền giáo dục mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học sẽ không hiệu quả…

Có thể khẳng định, để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, giáo viên phải có những vai trò chủ yếu. Trong đó, giáo viên phải thể hiện được ở vai trò là nhà giáo dục. Bởi giáo viên gánh vác việc trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học. Đồng thời, tạo ra những cơ hội hoạt động và giao lưu trong đời sống lớp học, nhà trường và trong cộng đồng để xây dựng sức khỏe thể chất và tinh thần, những xúc cảm và kỹ năng cần thiết, cơ bản cho nhân sinh quan và thế giới quan.

Ngoài ra, giáo viên cũng chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục. Nói cách khác, giáo viên là người lao động sáng tạo, xây dựng những kiến thức mới về nghề trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân và tập thể sư phạm của nhà trường…

Giữ vai trò quan trọng song theo TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội), số đông nhà giáo chưa thể hiện được đặc trưng nghề nghiệp. Chưa kể nhiều thầy cô còn mắc bệnh nghề nghiệp như chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào trí thức có sẵn trong sách giáo khoa, không gắn với thực tiễn đời sống.

Rõ ràng, những băn khoăn của Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội hoàn toàn có cơ sở bởi trong môi trường giáo dục mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ giảm đi. Người thầy sẽ phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học.

Đặc biệt, giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm cho người học làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống

Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới là vấn đề cần triển khai ngay trong thời điểm hiện nay. Cuối tháng 10 vừa qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức đợt 1 khoá bồi dưỡng chương trình GDPT mới cho 1.870 giáo viên cốt cán của 10 tỉnh thành phía Bắc. Đây là một trong nhiều lớp đã được 8 trường đại học sư phạm trọng điểm triển khai trên cả nước với mục tiêu tập huấn cho 28.000 giáo viên cốt cán các trường phổ thông.
Nội dung của khoá bồi dưỡng, ngoài giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của chương trình GDPT mới, giáo viên cốt cán còn được tập trung tìm hiểu, hướng dẫn những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tham dự khoá bồi dưỡng này, các giáo viên cốt cán ngoài tích luỹ các bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn có nhiệm vụ trở về địa phương để hướng dẫn giáo viên đại trà cùng triển khai tốt chương trình GDPT mới.
Phạm Thảo

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm