
Lãi suất huy động tiếp tục tăng
11/07/2022 13:51
Lãi suất cho vay đang chịu áp lực tăng Doanh nghiệp vẫn lo khó chạm tới |
Ở nhóm ngân hàng thương mại, tăng cao nhất từ đầu tháng 7 là ACB, chủ yếu ở kỳ hạn 6-12 tháng. Cụ thể, kỳ hạn 6 tháng tăng khoảng 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó kỳ hạn 12 tháng tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm.
Còn biểu lãi suất mới của Eximbank điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm (nhận lãi cuối kỳ) khoảng 0,2 điểm phần trăm ở cả kỳ hạn 6 và 12 tháng, trong khi kỳ hạn 1-3 tháng giữ nguyên. Sacombank tăng nhẹ lãi suất kỳ hạn 3 tháng và giữ nguyên 12 tháng so với tháng trước, nhưng lại tăng rất mạnh ở kỳ hạn 6 tháng.
![]() |
Lãi suất huy động tiếp tục tăng nhanh tại nhiều ngân hàng. |
Ở nhóm ngân hàng quốc doanh, Agribank, BIDV cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, với mức tăng 0,1 điểm phần trăm.
Thống kê lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ ở một số ngân hàng, mức lãi suất thực tế có thể chênh lệch 0,1-0,3% tùy thuộc các điều kiện khác nhau như số tiền gửi, gửi tiền trực tuyến hay loại sản phẩm tiết kiệm cụ thể.
So sánh tương đối (lãi suất cụ thể tùy vào từng trường hợp) thì trên bảng xếp hạng mức lãi suất, SCB vẫn tiếp tục là ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, cụ thể lên đến 7,3% đối với kỳ hạn 12 tháng, nhận lãi cuối kỳ. Mức lãi suất này có hiệu lực từ giữa tháng 5 vừa qua và không loại trừ khả năng có thể tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Tiếp theo Ngân hàng Xây dựng (CBBank), ngân hàng vừa điều chỉnh lãi suất huy động vào cuối tháng 6 với mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng khoảng 0,18 điểm phần trăm so với biểu lãi suất niêm yết trước đó, đẩy con số lãi suất lên trên 7%/năm.
Nhìn chung, có thể xem đây là đợt tăng lãi suất huy động đồng loạt lớn thứ ba trong năm, sau đợt tăng hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4 và hồi tháng 5 và tháng 6 vừa qua, trong đó xu hướng là điều chỉnh chủ yếu ở kỳ hạn dài.
Một điểm đáng chú ý nữa là mặt bằng lãi suất tiếp tục tăng lên, nhìn chung nhóm ngân hàng quy mô nhỏ tiến sát đến mốc 7%/năm, còn nhóm ngân hàng tư nhân quy mô lớn thì tiến đến mốc 6%/năm, trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh xoay quanh mức 5,5-5,6%/năm.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tín dụng tăng mạnh 8,51% so với hồi đầu năm, trong khi huy động vốn chỉ tăng 3,97% (thấp hơn mức 3,13% vào năm 2021). Sự chênh lệch này đã tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Doanh nghiệp tư nhân cần "đường băng thể chế" để bứt tốc

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
