--> -->
Dòng sự kiện:

Mong chính sách nhân văn sớm đi vào cuộc sống

24/03/2022 12:26

Chia sẻ
“Hậu Covid-19” không chỉ đa số doanh nghiệp khó khăn mà thu nhập, đời sống của người lao động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì thế, việc sớm ban hành chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động là thể hiện tính nhân văn, mong sớm đi vào cuộc sống.
Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân Người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” được Công đoàn hỗ trợ tiền ăn
Mong chính sách nhân văn sớm đi vào cuộc sống
Ảnh minh họa.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo nội dung tờ trình, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được đề xuất hỗ trợ mức 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng.

Điều kiện được hỗ trợ là ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/3/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trước ngày 1/3/2022. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Trường hợp với người lao động quay trở lại thị trường lao động, mức đề xuất hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng.

Người lao động nhóm này được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện như: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022.

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp người lao động chưa tham gia phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động trước thời điểm lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Quyết định này quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu vực: Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên tắc hỗ trợ là đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Không hỗ trợ đối với người lao động không có đề nghị, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mỗi đối tượng chỉ được hưởng hỗ trợ 1 lần trong 1 tháng và không quá 3 tháng. Trước đó, trong công điện về đôn đốc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hôm 16/3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Như chúng ta đều biết doanh nghiệp là chủ thể của nền kinh tế, người lao động là trung tâm của doanh nghiệp, là người trực tiếp làm ra của cải vật chất. Bởi thế, việc Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động là một việc làm nhân văn, mong sớm đi vào cuộc sống.

L.Hà

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm