--> -->
Dòng sự kiện:

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

14/12/2024 20:31

Chia sẻ
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện cơ chế quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổng hợp báo cáo của 1.166 doanh nghiệp.

Kết quả cho thấy về tiền lương của người lao động, năm 2021, tiền lương bình quân chung đạt 16,5 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân đạt 18,5 triệu đồng/tháng.

Năm 2022, tiền lương bình quân chung đạt 17,8 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân đạt 20,2 triệu đồng/tháng.

Năm 2023, tiền lương bình quân chung đạt 18,5 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân đạt 20,3 triệu đồng/tháng.

Riêng 84 công ty mẹ - tập đoàn kinh tế, với khoảng 316.900 lao động, tiền lương bình quân năm 2021 đạt 20,67 triệu đồng/tháng, năm 2022 đạt 22,96 triệu đồng/tháng, năm 2023 đạt 24,5 triệu đồng/tháng.

Xét theo loại hình, ở doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước năm 2022, tiền lương bình quân đạt 17,89 triệu đồng/tháng, thu nhập đạt 19,79 triệu đồng/tháng. Con số này ở năm 2023 lần lượt đạt 18 triệu đồng và 19,44 triệu đồng/tháng...

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Tại doanh nghiệp nhà nước, lương của lao động tăng 8 - 10%/năm. (Ảnh minh hoạ)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, cơ chế quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước được điều chỉnh phù hợp với từng mô hình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước.

Cơ chế này góp phần thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tích cực sắp xếp lại tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nhà nước bảo đảm quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động; quyết định thang, bảng lương, xếp lương, nâng lương, quỹ tiền lương theo nguyên tắc năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng thì tiền lương tăng và ngược lại.

Từ đó, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thiết lập thang giá trị lao động. Tiền lương ổn định và tăng theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện 8 - 10%/năm.

Mặc dù vậy, cơ chế quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước đang phát sinh một số bất cập.

Đơn cử như cơ chế tiền lương đang có sự phân biệt giữa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước.

Bên cạnh đó, chính sách tiền lương quy định nguyên tắc chung gắn tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả, nhưng chưa có sự phân biệt rõ theo quy mô năng suất, và hiệu quả giữa các doanh nghiệp.

Điều này dẫn đến có chênh lệch khá lớn về tiền lương, nhất là tiền lương của người quản lý giữa các doanh nghiệp ở 2 loại hình doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, và doanh nghiệp cổ phần chi phối, giữa ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Chẳng hạn, ngành sản xuất, công nghiệp, tiền lương bình quân của người quản lý khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng.

Trong khi ở các ngành viễn thông khoảng 60-m - 90 triệu đồng/tháng; ngành ngân hàng tài chính khoảng 100 - 120 triệu đồng/tháng, có doanh nghiệp hiệu quả cao lên đến 200 triệu đồng/tháng.

Mặt khác, tiền lương của người quản lý mặc dù đã được điều chỉnh một bước, nhưng vẫn còn thấp so với các chức danh quản lý tương đương trên thị trường, nên chưa tạo được động lực cho những người quản lý giỏi.

Theo thống kê, một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý 130 - 150 triệu đồng/tháng; ngân hàng thương mại trả 150 - 200 triệu đồng/tháng, có trường hợp trả 250 - 300 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, họ còn được hưởng tiền thưởng theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh bằng 30 - 50% tiền lương.

Từ thực tế trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng việc Chính phủ ban hành Nghị định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước là rất cần thiết để khắc phục những bất cập.

Đồng thời, góp phần triển khai thực hiện đầy đủ nội dung cải cách tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương.

Khánh An (t/h)

Bayern Munich vs M'Gladbach: Quyết không khoan nhượng

Trận đấu giữa Bayern Munich và Borussia Mönchengladbach diễn ra vào lúc 23h30 ngày 10/5 tại vòng 33 Bundesliga mang đến một bối cảnh trái ngược rõ rệt về mặt tâm lý và mục tiêu. Bayern Munich đã chính thức lên ngôi vô địch trước hai vòng đấu, trong khi M'Gladbach vẫn đang nuôi hy vọng, dù rất nhỏ, để giành vé tham dự cúp châu Âu mùa sau.

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Trận Siêu kinh điển giữa Barcelona và Real Madrid luôn là tâm điểm của bóng đá thế giới, và cuộc chạm trán trong khuôn khổ vòng 35 La Liga sắp tới, diễn ra vào lúc 21h15 ngày 11/5, hứa hẹn sẽ còn kịch tính hơn khi mang ý nghĩa then chốt cho cuộc đua đến ngôi vô địch mùa giải 2024/25.

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.
Xem thêm