--> -->
Dòng sự kiện:

Mỹ "lãi to" nhờ khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên

28/12/2015 10:10

Chia sẻ
Thông tin vừa được tờ New York Times đưa ra dựa vào một báo cáo đã được trình lên Quốc hội Mỹ cho biết, nước này tiếp tục dẫn đầu trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Lo ngại khủng bố, nhiều khách né tour đi châu Âu, Mỹ
Hàng loạt trung tâm mua sắm ở 3 bang của Mỹ bị đe dọa đánh bom
Mỹ: Cuộc chiến chống IS không nhằm vào đạo Hồi và người Hồi giáo
Mỹ

Theo báo cáo, năm 2014, Mỹ thu được 36,2 tỷ USD bán vũ khí, vượt 9,5 tỷ USD so với trước đó. Nga đứng thứ hai trên thị trường với 10,2 tỷ USD, thứ ba là Thụy Điển - 5,5 tỷ. Trong khi đó, Pháp và Trung Quốc chỉ được xếp ở vị trí top 5 nước dẫn đầu với 4,4 và 2,2 tỷ USD.

Cụ thể, báo cáo trên cho biết, các hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD với Qatar, Saudi Arabia và Hàn Quốc cho phép Washington kiểm soát hơn 50% thị trường vũ khí thế giới. Theo đánh giá của New York Times, Mỹ đã tận dụng sự căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên để biến Seoul thành khách hàng lớn mua vũ khí của nước này, với trí giá lên tới hơn 7,7 tỷ USD. Theo đó Hàn Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năn 2014.

Về lĩnh vực nhập khẩu vũ khí, Iraq giữ vị trí thứ hai trong xếp hạng các quốc gia nhập khẩu vũ khí bằng quyết định chi 7,3 tỷ USD xây dựng quân đội sau khi Mỹ rời khỏi nước này. Brazil bất ngờ đoạt vị trí thứ ba do tích cực tái vũ trang quân đội với con số ấn tượng 6,5 tỷ USD. Theo đó, Brazil chủ yếu mua sắm các máy bay quân sự do Thụy Điển sản xuất.

Tổng cộng trong năm 2014, trên thế giới đã ký các hợp đồng vũ khí hợp pháp trị giá 71,8 tỷ USD, tờ báo cho biết.

vnmedia.vn

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm