--> -->
Dòng sự kiện:

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

13/08/2024 20:02

Chia sẻ
Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Hà Nội lan tỏa xu hướng tiêu dùng và thói quen sống xanh Sáng kiến tái chế: Hướng đến lối sống xanh không rác thải

Sống “xanh”, lối sống tích cực đang trở thành sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là những cư dân đô thị.

Cất xe riêng, đi xe buýt, tàu điện

Nhắc tới sống “xanh” là nhắc tới “tiết kiệm năng lượng và tài nguyên”, sử dụng phương tiện công cộng để hạn chế khí thải. Theo chia sẻ của chị Hồng Thái (ở quận Nam Từ Liêm), khoảng 2 năm nay, chị và gia đình chuyển sang đi xe buýt và tàu điện khi thấy được những tiện lợi của giao thông công cộng.

Lối sống “xanh” ngày càng trở nên phổ biến
Lối sống “xanh” ngày càng trở nên phổ biến

“Trước cửa chung cư có điểm dừng xe buýt, đồng thời có app theo dõi xe sắp đến nên rất tiện lợi, tôi không mất nhiều thời gian di chuyển, chờ đợi xe”, chị Thái cũng cho biết có 3 tuyến xe buýt mà chị hay đi là 57, 89, E04, kết nối ra các ga tàu điện.

Khi tham gia giao thông công cộng, chị Thái nhớ được lộ trình của rất nhiều tuyến buýt để có thể chủ động di chuyển. Điển hình như việc chọn các chuyến 57, 89, E04, rồi có thể chuyển sang tuyến xe buýt nhanh BRT01 hoặc các xe buýt số 19, 22C, 33, 103B...

Với gia đình có 4 người (2 vợ chồng, 2 con đang ở độ tuổi học cấp 1, cấp 2), chị Thái lựa chọn sử dụng vé tháng xe buýt liên tuyến. Vé tháng của 2 vợ chồng là 200.000 đồng/tháng/người; vé tháng của 2 con là 100.000 đồng/tháng/người, có thể đi được hơn 100 tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội (bao gồm cả Vinbus, xe buýt nhanh BRT01).

Gắn bó với lối sống “xanh” được hơn một năm, anh Đào Ngọc Dũng (ở phố Lê Văn Lương, Hà Nội) đã quyết định cất xe máy, lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại. Ngoài việc thuận tiện trong di chuyển, anh Dũng còn rèn luyện thêm thói quen đi bộ.

Ngày càng nhiều người chọn di chuyển bằng các phương tiện công cộng
Ngày càng nhiều người chọn di chuyển bằng các phương tiện công cộng

Theo anh Dũng, từ nhà di chuyển lên cơ quan (ở hồ Ngọc Khánh) có tới 4 sự lựa chọn tuyến buýt (22, 50, 107, E07): “Những ngày mưa hoặc nắng nóng, xe buýt đúng là cứu cánh, tránh được khói bụi”.

Không chỉ sử dụng xe buýt làm phương tiện đi làm, anh Dũng còn lựa chọn phương tiện công cộng để đi tới phòng tập, hay cùng gia đình di chuyển tới các điểm vui chơi ở Hà Nội, đi dã ngoại dịp cuối tuần…

Sáng tạo, phá cách với đồ ăn chay

Ở Việt Nam những năm gần đây, ăn chay đang dần trở nên phổ biến; ngày càng nhiều người lựa chọn vì chú tâm hơn đến sức khỏe, chọn lối sống “xanh” và lành mạnh.

Quỳnh Anh – cô gái 24 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội lựa chọn cách ăn chay có tỷ lệ, cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và những thực phẩm từ hạt. “Sau khi trải qua một khoảng thời gian gặp vấn đề về sức khỏe, phải điều trị da liễu, em đã tự thay đổi chế độ ăn, hạn chế thực phẩm từ động vật, tăng cường bổ sung vitamin từ rau củ, bổ sung thực phẩm từ thực vật”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Các món ăn chay được biến tấu phong phú, đa dạng
Các món ăn chay được biến tấu phong phú, đa dạng.

Tuy nhiên, thay vì lựa chọn thay đổi hoàn toàn, Quỳnh Anh chọn cách thích nghi dần dần, sẽ có những bữa ăn chay xen lẫn những ngày ăn mặn để cơ thể được cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, cô gái trẻ cũng cho biết bản thân đang tìm hiểu nhiều cách chế biến món ăn chay từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mua ngoài chợ, đồng thời bổ sung thêm sữa hạt vào chế độ ăn hằng ngày.

Theo Quỳnh Anh, cô là người rất thích tìm tòi, sáng tạo những món ăn mới, đặc biệt là nấu một số món Âu với những nguyên liệu chay. “Em muốn tự mày mò, sáng tạo công thức để cho ra các món chay đơn giản…, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí”, Quỳnh Anh tâm sự.

Những món ăn mà Quỳnh Anh thực hiện nhìn khá cầu kỳ, sang trọng nhưng thực chất nguyên liệu lại rất dễ tìm, từ bí đỏ, bắp cải, các loại nấm, bún gạo lứt, phù trúc… Một số loại sốt được làm từ sữa đậu nành, sữa đậu phộng…

Theo tìm hiểu, ở nhiều nước phương Tây, ăn chay và ăn thuần chay là lựa chọn về chế độ ăn dần trở nên phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ.

Vũ Quốc Nhật đang là đầu bếp tại một nhà hàng ở Nelson (British Columbia, Canada) cho biết ngoài các loại rau củ quả tươi hay các sản phẩm truyền thống (đậu phụ, chả viên chay), đồ ăn chay và thuần chay cũng đã có nhiều sản phẩm mới, phải kể đến burger, phô mai chay… Tuy nhiên, xét về độ phong phú thì Việt Nam vẫn có sự nhỉnh hơn.

Những món ăn chay tại một nhà hàng ở Canada - Ảnh: NVCC
Những món ăn chay tại một nhà hàng ở Canada - Ảnh: NVCC

Quốc Nhật chia sẻ rằng các sản phẩm kể trên được bày bán rộng rãi ở siêu thị, thường có khu vực riêng với mẫu mã đa dạng. Ở đa phần các nhà hàng, trong thực đơn đều có món thuần chay; hoặc bổ sung, thay đổi món ăn để phục vụ người ăn chay. Các nhà hàng thuần chay ở Canada cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Theo chia sẻ của Quốc Nhật, nhà hàng nơi anh làm việc có một số món ăn chay, kết hợp hương vị Á - Âu, điển hình như cơm trộn chay với các nguyên liệu từ cơm, đậu Nhật, rau mầm, bơ, súp lơ…, trang trí bằng gừng hồng muối, rong biển, ăn kèm sốt xì dầu mirin.

“Phở chay cũng là món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng tại đây với nước dùng ngọt thanh được nấu từ nấm và miso, ăn kèm với đậu phụ, rau cải xanh, cà rốt”, Quốc Nhật chia sẻ trong niềm tự hào, khi một món ăn của Việt Nam xuất hiện trong nhà hàng ở Canada và được bạn bè quốc tế đón nhận.

Ngoài ra, còn có cuốn chay với sự kết hợp từ xà lách, rau mầm, bí ngòi nướng, củ dền muối chua, bún và sốt rau húng, ăn kèm sốt lạc…

Có thể thấy, ngày nay, nhiều người dân ở đô thị bắt đầu tìm kiếm một lối sống lành mạnh, dần dần gắn bó với lối sống “xanh” nhằm cân bằng dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe và hướng tới sự thân thiện với môi trường.

Thu Anh

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm