--> -->
Dòng sự kiện:

Nghệ nhân giữ hồn quê qua những chiếc nón lá

31/12/2020 19:09

Chia sẻ
Là một vùng thuần nông, nghề làm nón lá truyền thống của làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) từng tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động. Trải qua những thăng trầm của nghề, nhiều người thợ làm nón ngày nay luôn trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm nón lá. Trong số đó không thể không nhắc đến nghệ nhân Tạ Thu Hương, người không ngừng sáng tạo, đưa nón lá vươn ra thị trường thế giới.
Giảm bớt gánh lo cho công nhân lao động “Giữ hồn” cho nghề làm nón lá làng Chuông Chợ nón Làng Chuông – điểm đến làm ngỡ ngàng bao du khách

Theo người dân trong làng nghề làm nón của làng trước kia hưng thịnh, phát triển, đã có những lần, nón lá của làng được chọn làm quà biếu dâng cung tặng cho hoàng hậu, công chúa. Thời đó, cả làng cùng làm nón với đủ loại khác nhau như: nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón chóp...

Nghệ nhân giữ hồn quê qua những chiếc nón lá
Nghệ nhân Tạ Thu Hương giới thiệu những chiếc nón lá tới khách hàng

Nhưng ngày nay, với sự phát triển mạnh của đô thị hóa, làm nón là một ngành nghề thủ công, cần nhiều công đoạn cầu kỳ, tốn nhiều công sức lao động. Nghề đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Tuy mất nhiều thời gian, công sức mới làm ra được một chiếc nón nhưng thu nhập của người dân không cao. Từ đó, nghề nón của làng phai nhạt dần, các hộ gia đình còn trụ lại với nghề ngày càng ít, số lượng nón được làm ra cũng giảm nhiều so với trước.

Vậy nhưng trong suốt những năm qua, say mê với nghề làm nón, nghệ nhân Tạ Thu Hương không chỉ “giữ hồn” giá trị văn hóa truyền thống của nón lá mà còn góp phần đưa nón làng Chuông tiếp tục vươn ra thế giới mang theo những nét đẹp của văn hóa Việt Nam…

Với tâm niệm từ chiếc nón lá truyền thống của quê hương, cần tạo ra nhiều sản phẩm thu hút khách hàng. Từ tri thức tích lũy trong những chuyến ra nước ngoài tìm hiểu thị hiếu khách hàng và việc tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm cách làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại các hội chợ làng nghề, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã sáng tạo ra nhiều mẫu nón lá độc đáo, chứa đựng trong đó tình yêu quê hương đất nước.

Nghệ nhân giữ hồn quê qua những chiếc nón lá
Bên cạnh những chiếc nón lá truyền thống, nghệ nhân Hương còn sáng tạo những chiếc nón lụa...

Trong các sản phẩm của gia đình nghệ nhân không thể không nhắc đến nón lụa Hà Đông. Chị Hương cho biết để làm nên một chiến nón lụa người thợ cần phải khéo tay, dày dặn kinh nghiệm, lụa căng trên nón phải phẳng, không bị phồng. Lụa cũng cần qua xử lý để không bay màu hay rách, bục khi nón lụa được đội ngoài trời. Nhờ đó, một chiếc nón lụa do cơ sở của chị sản xuất ra, có thể sử dụng được vài năm mà không bị hỏng. Chị còn phối màu sắc, hoa văn, vẽ thêm phong cảnh Việt Nam, Hà Nội để tăng độ thẩm mỹ cho từng chiếc nón. Từ làng Chuông, những chiếc nón lá mang đậm hồn cốt Việt do nghệ nhân Tạ Thu Hương sáng tạo đã theo du khách, không chỉ đi khắp tỉnh thành trong nước mà còn tới nhiều quốc gia từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ.

Chia sẻ về nghề làm nón lá, chị Hương cho biết phía sau một chiếc nón lá đẹp là cả sự kỳ công của người thợ làm nón. Ngày nay mặc dù có nhiều máy móc hiện đại có thể hỗ trợ công việc làm nón nhưng các công đoạn làm nón gần như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn theo phương pháp thủ công. Chiếc nón làng Chuông đẹp phải đạt các yếu tố như lá trắng, vòng đẹp, các mũi khâu đều tay, lỗ kim nhỏ không để lọt nắng khi dơ nón dưới ánh mặt trời.

“Nghề làm nón đã ăn sâu trong con người tôi từ khi còn nhỏ. Tôi luôn trăn trở với nghề và tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng từng ngày, làm ra những mẫu nón mới, hợp với thị hiếu của khách hàng nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Những năm qua, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đã khích lệ tôi đổi mới mẫu mã và kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo về chất lượng”, nghệ nhân Tạ Thu Hương chia sẻ.

N. Hoa

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm