--> -->
Dòng sự kiện:

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

26/12/2024 16:53

Chia sẻ
Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Già hoá dân số gia tăng: Làm thế nào để vượt qua thách thức? Người dân được hưởng lợi

Chúng ta đang chứng kiến hàng loạt quốc gia phát triển từ châu Âu đến Nhật Bản… bị già hóa dân số. Tình trạng “ngại” kết hôn, “ngại” đẻ trong giới trẻ do nhiều nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy khó lường. Vì vậy, một vài quốc gia nới lỏng ngày làm việc cuối tuần để các bạn trẻ giành thời gian nhiều hơn cho tình yêu, “chuyện yêu”.

Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!
Ảnh minh họa.

Nước ta, sau thời gian quy định, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có một đến hai con giờ đây cũng đứng trước ngưỡng cửa thời kỳ dân số vàng đang chuẩn bị qua, thời kỳ già hóa dân số đang gõ cửa. Để khuyến khích sinh con, vừa qua Thành phố Hồ Chí Minh tính đến phương án hỗ trợ phụ nữ sinh con trước tuổi 35 (3 triệu đồng). Còn Bộ Y tế, thấy được nguy cơ già hóa dân số cũng đã đề xuất bỏ quy định cặp vợ chồng chỉ nên sinh một đến hai con; các chuyên gia cũng kiến nghị bỏ quy định đảng viên sinh con thứ ba bị kỷ luật.

Trở lại câu chuyện dân số già vì việc các cặp vợ chồng trẻ ngại sinh. Xét về mặt cơ chế, nếu chúng ta bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có một đến hai con đi chăng nữa, xét trong bối cảnh hiện tại các cặp vợ chồng trẻ cũng không dám đẻ nhiều. Đơn giản, từ khi còn đi học, học sinh, sinh viên đã quá bị áp lực về chuyện học hành, thi cử, đầu ra. Trưởng thành, đi làm - người làm cơ quan Nhà nước, người làm doanh nghiệp, người kinh doanh tự do, mở công ty gì chăng nữa cũng bị áp lực về công việc…

Chỉ làm một phép tính giản đơn, nếu một cặp vợ chồng trẻ từ các tỉnh sau khi học xong đại học, ở lại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các đô thị lớn lập nghiệp, với hệ số lương áp dụng cho công chức, viên chức, người lao động như hiện tại (nếu làm cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị), hoặc làm cho các doanh nghiệp tổng thu nhập trung bình cũng chỉ từ 16 - 40 triệu đồng/tháng (ngoại trừ số ít làm trong các doanh nghiệp hay tự kinh doanh có thu nhập cao). Với mức thu nhập này, chi tiêu hàng tháng là bài toán không đơn giản chút nào với nhiều gia đình. Đặc biệt, khi chỉ số giá nhà mỗi năm một tăng cao. Từ chỗ khoảng 15- 20 triệu đồng/m2 chung cư, nay đã tăng lên 70 - hơn 100 triệu đồng/m2, chi tiêu còn chưa đủ huống gì mơ nhà, dám sinh thêm em bé.

Đất nước đang bước vào thời kỳ già hóa dân số, cần phải tạo ra được thế hệ dân số trẻ, có trình độ lao động cao để đáp ứng kỷ nguyên công nghệ, kỷ nguyên số phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nếu chúng ta không giải quyết được bài toán lương - thu nhập - giá cả là một thể thống nhất, đảm bảo đời sống, thì giải bài toán “dân số già” một mình ngành Y cũng không thể kham nổi! Người trẻ sẽ tự nguyện đẻ khi và chỉ khi áp lực về cơm áo, gạo tiền, cuộc sống không còn quá lớn; 85% thu nhập, tiền lương của tháng đủ để chi tiêu, 15 hoặc 20% còn lại dùng để tích lũy hoặc tự động chảy vào ngân hàng, quỹ để sử dụng vào việc mua trả góp nhà, xe hoặc tiết kiệm như một số quốc gia trong khu vực ASEAN… khi đó người ta cũng sẽ bớt “ngại đẻ” hơn...

Hà Lê

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.
Xem thêm