
Nhân lực ngành công nghệ thông tin: Lương cao vẫn nhảy việc
13/09/2017 08:33
![]() | 6 kỹ năng cần có nếu muốn ‘nhảy’ việc |
![]() | “Cái khó bó cái khôn” |
![]() |
Với mức lương bị đẩy lên cao, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và khó giữ chân nhân sự giỏi |
Lương cao chót vót…
Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nhân lực (chiếm 77,7%), CNTT cũng đứng đầu tiên trong 5 nhóm ngành được nhận định là có lợi thế (89,9%) và 81,8% ý kiến được hỏi về giải pháp thực hiện thành công cách mạng 4.0 cũng nghiêng về tập trung đào tạo nguồn nhân lực… Đó là kết quả khảo sát của Ban Tổ chức Diễn đàn ICT Summit 2017.
Còn theo khảo sát của chuyên trang tuyển dụng IT TopDev vừa công bố, nhân lực CNTT là ngành được trả lương rất cao, nhu cầu tuyển dụng lớn. Báo cáo về mức lương, phúc lợi và xu hướng ngành CNTT quý I và II năm 2017 của đơn vị này cho thấy, các công ty CNTT sẵn sàng trả mức lương từ 2.300 - 2.840 USD/tháng (tương đương 52,2 đến 64,5 triệu đồng) cho nhân sự cấp giám đốc và cao hơn. Vị trí cần tuyển nhiều nhất là các nhân lực CNTT có trên 2 năm kinh nghiệm, chiếm 75% nhu cầu thị trường. Vị trí này đang được chào mời với mức lương dao động từ 750 USD đến 812 USD/tháng, tương đương 17 - 18,5 triệu đồng. Đa phần các vị trí này dành cho kỹ sư phần mềm hoặc Tech Architect.
Sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường hiện cũng có triển vọng thu nhập tốt, với mức lương dao động từ 350 USD đến 520 USD, tức xấp xỉ 8 - 12 triệu đồng/tháng. TopDev đánh giá, chỉ sau một năm làm việc, các lập trình viên mới ra trường này sẽ được tăng lương đáng kể.
VietnamWorks cũng cho biết, theo thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp, sinh viên ra trường với hai năm kinh nghiệm có mức lương tối đa 800 USD/tháng và nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất.
Chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây, số lượng việc làm ngành CNTT gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng tăng dần đều qua các năm. Đặc biệt, năm 2016 tăng 45% so với cùng kỳ năm 2012. Dự báo đến năm 2018, thị trường tuyển dụng CNTT cần tới 350.000 lập trình viên, tức tăng gấp 20 lần so với năm 2016. Trong khi đó, hiện tại thị trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 200.000 lập trình viên, tức đang thiếu khoảng 150.000 lập trình viên
Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành của Navigos Search nhận xét, cung - cầu trong ngành CNTT hiện đang mất cân đối nghiêm trọng. Điều này dẫn tới cuộc chiến thu hút tuyển dụng giữa các doanh nghiệp, đẩy mức lương lên cao nhằm giữ chân nhân tài.
… nhưng vẫn nhảy việc
Một trong những vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp là dù trả lương cao, đãi ngộ lớn, nhân lực CNTT vẫn “đứng núi này trông núi nọ”.
Theo TopDev, các nhà tuyển dụng cũng khó kiếm nhân tài trong bối cảnh nhu cầu về nhân sự giỏi ngày càng cao và đặc biệt mức lương nhân sự công nghệ tăng lên nhưng nhiều người vẫn muốn nhảy việc.
Ông Nguyễn Hữu Bình, CEO Applancer cho biết, hầu hết các công ty công nghệ có xu hướng cạnh tranh nhau về mặt lương bổng để tìm kiếm và mời các lập trình viên giỏi nhất đầu quân vào tổ chức của mình. Các công ty sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn, thậm chí là “phá giá”, để thu hút lập trình viên tài năng.
GS-TSKH Nguyễn Mại cũng kể câu chuyện thực tế là nhiều kỹ sư trình độ cao của Samsung “nhảy việc” vì nhiều lý do như lương cao, điều kiện làm việc, vị trí, nhưng chung quy là tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” của người Việt.
Ở Viettel, người viết bài từng gặp gỡ rất nhiều kỹ sư từng làm việc cho IBM, Toshiba, Samsung, LG… có những người được trả lương “vượt khung” rất cao, hàng trăm triệu đồng/tháng. Nhưng lý do họ “về Viettel” không phải vì lương, mà là vì môi trường làm việc và họ được tạo điều kiện để làm việc họ thích.
Ông Lại Đức Nhuận, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển phần mềm Larion cho rằng, đang có hiện tượng câu kéo, đưa ra mức lương cao hơn mức lương trung bình để giành lấy các nhân sự chủ chốt. Các công ty khởi nghiệp (start-up), công ty làm sản phẩm, giải pháp… dễ thu hút nhân sự CNTT hơn các doanh nghiệp gia công phần mềm.
Các doanh nghiệp gia công phần mềm, dịch vụ CNTT cho biết, với mức lương bị đẩy lên cao như thế này thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và khó giữ chân nhân sự giỏi. Theo các doanh nghiệp gia công CNTT, họ chỉ có thể giữ chân nhân viên, cán bộ quản lý bằng cách tập trung vào nhân sự chủ chốt, việc tăng quy mô sẽ gặp nhiều khó khăn do mức lương sẽ tăng nhanh hơn so với lợi nhuận. Khâu tuyển dụng sẽ tập trung vào nhóm sinh viên mới ra trường, kết hợp đào tạo bổ sung và họ hạn chế tuyển dụng từ các trường đại học CNTT “đầu bảng”, do sinh viên ở đây thường yêu cầu mức lương cao.
Theo Tú Ân/baodautu.vn

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Giữ vững, phát huy được vai trò của tổ chức Công đoàn sau khi tinh gọn tổ chức, bộ máy

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân 2025

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
