--> -->
Dòng sự kiện:

Nỗ lực kết thúc dịch AIDS từ việc thúc đẩy chiến dịch K=K

17/05/2023 18:38

Chia sẻ
"Không phát hiện = không lây truyền" (hay còn gọi là K=K) là thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) với người nhiễm HIV. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà chiến dịch K=K mang lại và những giải pháp cho chiến dịch trong tương lai, Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã có cuộc trao với báo chí.
Lan tỏa thông điệp “K=K”: Giảm kỳ thị với người nhiễm HIV Đảm bảo cung ứng thuốc điều trị HIV/AIDS Mở rộng cấp phát thuốc methadone nhiều ngày ra toàn quốc

Phóng viên: K=K là một thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) với người nhiễm HIV. Xin bà cho biết cụ thể hơn, K=K là gì, dựa trên bằng chứng khoa học nào?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: K=K nghĩa là một người nhiễm HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV qua đường tình dục sang cho bạn tình không nhiễm HIV.

Nỗ lực kết thúc đại dịch AIDS từ việc thúc đẩy chiến dịch K=K
PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện được quy ước là dưới 200 bản sao/1ml máu. Ít nhất đã có 4 nghiên cứu khác nhau trên hàng chục nghìn người không nhiễm HIV, với tổng số 128.000 lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đang điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu (không phát hiện), cho thấy không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV (không lây truyền).

Những người không nhiễm HIV trong các nghiên cứu trên gồm những người có quan hệ tình dục đồng giới, khác giới và không sử dụng bao cao su hay thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Các bằng chứng khoa học trên đã được công bố tại các Hội nghị toàn cầu về Phòng, chống về HIV/AIDS năm 2017 tại Pháp và năm 2018 tại Hà Lan. Đến nay đã có hơn 1.000 tổ chức quốc tế tuyên bố đồng thuận, xác nhận với phát hiện này bao gồm các tổ chức uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Tổ chức Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS); Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC)...

Phóng viên: Việt Nam được đánh giá là có tỉ lệ ức chế HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. Xin bà cho biết vì sao Việt Nam đạt được thành quả này?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Hiện nay, tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, dưới ngưỡng phát hiện đạt 94%. Việt Nam được Tổ chức Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ thông báo là nước đạt tỉ lệ rất cao trên thế giới, cao nhất trong các nước mà PEPFAR đang hỗ trợ.

Để đạt được kết quả này theo tôi có một số lý do. Thứ nhất, do chúng ta làm tốt công tác truyền thông tư vấn tốt nên bệnh nhân hiểu lợi ích điều trị sớm; lợi ích của duy trì và tuân thủ điều trị.

Thứ hai, chúng ta liên tục cập nhật các phác điều trị theo khuyến cáo của các WHO nên bệnh nhân được hưởng các loại thuốc và phác đồ tốt nhất theo khuyến cáo WHO.

Thứ ba, chúng ta có mạng lưới điều trị rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành và phần lớn các quận huyện cũng hơn gần 500 điểm cấp phát thuốc tại xã, phường nên bệnh nhân tiếp cận và duy trì điều trị dễ dàng.

Thứ tư, chúng ta có nhiều mô hình và sáng kiến được triển khai như: Điều trị 2.0; mở rộng điều trị trong ngày; cấp phát thuốc nhiều tháng... cũng là tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận và tuân thủ điều trị.

Phóng viên: Xin bà cho biết, việc triển khai chiến dịch K=K mang lại những hiệu quả, lợi ích gì cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Ngay từ năm 2017, khi thông điệp này được phổ biến tại Hội nghị Quốc tế về AIDS tại Hà Lan, Việt Nam cũng đã ủng hộ và tổ chức tuyên truyền cho thông điệp này.

Tháng 9/2019 Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã chính thức có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai Chiến dịch dịch K=K cho tất cả 63 tỉnh, thành phố và Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế chính thức phát động chiến dịch quốc gia về K=K với hàng loạt hoạt động bao gồm truyền thông, tập huấn cho cán bộ và tổ chức sự kiện… Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khởi động Chiến dịch cấp quốc gia vào ngày 22/10/2019.

Thực hiện Hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS các địa phương cũng đã tổ chức khởi động Chiến dịch này tại các tinh, thành phố. Mở đầu là sự kiện tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sau đó lan ra các tỉnh, thành phố.

Trung ương và các tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế và phóng viên báo chí về K=K; các thông điệp K=K cũng được lồng ghép vào các lớp tập huấn khác cho người cung cấp dịch vụ cũng như các tổ chức cộng đồng. Các bộ ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cũng tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông xã hội và sự kiện cộng đồng.

Tổ chức chuỗi sự kiện nhân Tháng hành động quốc gia Phòng, chống AIDS hàng năm đều lồng ghép thông điệp K=K; tình trạng HIV trung tính và điều trị là dự phòng. Chiến dịch này được lan tỏa mang lại nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng.

Đối với người chưa nhiễm HIV, chiến dịch giúp họ chủ động đi xét nghiệm HIV sớm hoặc xét nghiệm định kỳ để nếu nhiễm HIV sẽ được điều trị ARV sớm giúp đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.

Chiến dịch cũng giúp cộng đồng hiểu rõ hơn, không kỳ thị với những người nhiễm HIV vì dù họ HIV nhưng nếu được điều trị ARV và đạt tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, họ vẫn sống khỏe mạnh và không làm lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục. Bên cạnh đó, không lo sợ lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ đã được điều trị ARV và có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Đối với người nhiễm HIV, chiến dịch K=K giúp họ tiếp cận điều trị ARV sớm để đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện; tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc; không tự kỳ thị, vì người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh và không làm lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục.

Người nhiễm HIV có thêm lợi ích là sẽ chủ động xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ để biết tải lượng HIV của mình có ở mức "dưới ngưỡng phát hiện" và cũng là để biết kết quả điều trị HIV. Đồng thời, tham gia bảo hiểm y tế để được điều trị ARV liên tục, lâu dài.

Đối với các cán bộ y tế, tham gia thực hiện chiến dịch K=K sẽ ngăn chặn tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV; giúp họ biết được hiệu quả điều trị ARV của người bệnh; tư vấn cho người nhiễm HIV và bạn tình của họ về tầm quan trọng của điều trị ARV và tuân thủ điều trị.

Đối với cộng đồng, giúp cộng đồng nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn về lợi ích điều trị của ARV; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đồng thời, truyền tải thông điệp về lợi ích của điều trị ARV và tuân thủ điều trị trong cộng đồng và cho nhóm đối tượng đích.

Phóng viên: Theo bà, chúng ta cần thực hiện những giải pháp gì để tiếp tục duy trì chiến dịch K=K ở Việt Nam?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Theo tôi, để duy trì chất lượng điều trị HIV/AIDS, duy trì chiến dịch K=K, Bộ Y tế cần tiếp tục thực hiện truyền thông về K=K và tình trạng trung tính HIV, điều trị là dự phòng.

Cải tiến công tác xét nghiện HIV theo hướng thuận lợi cho những người có hành vi nguy cơ cao với các mô hình khác nhau như xét nghiệm tại cộng đồng, qua trang web, tự xét nghiệm để phát hiện sớm nhiễm HIV và được điều trị ARV sớm, hỗ trợ tuân thủ điều trị để bệnh nhân sớm đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Áp dụng những khuyến cáo của WHO trong việc tổ chức hệ thống xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS và theo dõi kết quả điều trị.

Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông về hiệu quả của điều trị HIV/AIDS để người có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm tiếp cận sớm với các dịch vụ xét nghiệm, điều trị; để cán bộ y tế, người thân, gia đình và cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cũng phải tự vươn lên, vượt qua khó khăn, rào cản, không tự kỳ thị chính mình.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Minh Khuê

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm