--> -->
Dòng sự kiện:
Thiếu thuốc ARV

Nỗi lo bùng phát dịch HIV/AIDS

08/10/2015 11:20

Chia sẻ
Hiện nước ta có gần 98.000 người bị HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV), trong đó, có tới 95% người được điều trị từ khoản tài trợ không hoàn lại của tổ chức quốc tế. Tuy nhiên các chuyên gia y tế lo lắng dịch HIV/AIDS có khả năng bùng phát nếu nguồn tài trợ này kết thúc vào năm 2017. 
Sáng kiến tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS
Bước đột phá mới trong điều trị HIV bằng liệu pháp kháng thể
Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Tính đến cuối tháng 6 năm 2015, cả nước có khoảng 227 nghìn người nhiễm HIV còn sống và có gần 75 nghìn người đã tử vong do AIDS. Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, HIV/AIDS vẫn nằm trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam. Mặc dù số người nhiễm mới HIV hàng năm đã giảm nhưng mỗi năm vẫn còn khoảng 12 nghìn người nhiễm mới được phát hiện. Việc ra đời của thuốc ARV là “vị cứu tinh” cho hàng ngàn người bị HIV cũng như công tác phòng, chống HIV/AIDS.

TS.BS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, điều trị ARV sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong cho người nhiễm HIV/AIDS; giúp làm giảm khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con và từ người nhiễm HIV sang vợ/chồng hoặc bạn tình của họ. Điều trị bằng ARV kịp thời còn giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Trong thời gian tới, 95% lượng thuốc ARV để điều trị cho người nhễm HIV đến từ khoản tài trợ không hoàn lại của tổ chức quốc tế sẽ rút đi và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2017, như vậy những bệnh nhân HIV/AIDS sẽ không thể điều trị hoặc không được điều trị liên tục, suốt đời. Nguy cơ bùng phát dịch HIV kháng thuốc ở Việt Nam là khó tránh khỏi.

Do vậy, nếu thiếu thuốc ARV thì hậu quả trước tiên là người nhiễm HIV sẽ sớm chuyển sang AIDS và dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, tỷ lệ HIV kháng thuốc sẽ tăng cao, gây khó khăn và tốn kém trong điều trị vì điều trị HIV kháng thuốc đắt gấp 8-10 lần so với HIV chưa kháng thuốc. Khi không được điều trị thì nồng độ HIV trong máu người nhiễm HIV sẽ tăng cao, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác, dẫn đến dịch HIV/AIDS lan rộng trong cộng đồng.

Trong thời gian tới, 95% lượng thuốc ARV để điều trị cho người nhiễm HIV đến từ khoản tài trợ không hoàn lại của tổ chức quốc tế sẽ rút đi và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2017, như vậy những bệnh nhân HIV/AIDS sẽ không thể điều trị hoặc không được điều trị liên tục, suốt đời. Nguy cơ bùng phát dịch HIV kháng thuốc ở Việt Nam là khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, trước mắt, giải pháp tối ưu trong thời gian ngắn hạn là Nhà nước cần tăng chi ngân sách hằng năm để mua thuốc ARV. Bên cạnh đó, vẫn cần triển khai giải pháp dài hạn là xây dựng các cơ chế phù hợp với chính sách chi trả cho thuốc ARV từ bảo hiểm y tế, tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm. Giải pháp thu phí dịch vụ điều trị ARV của người bệnh là khó khả thi vì hầu hết người bệnh HIV/AIDS là người nghèo, không có khả năng chi trả dù chi phí cho phác đồ giai đoạn 1 chỉ 10.000 đồng/ngày/người. Với các giai đoạn điều trị muộn hơn (theo phác đồ 2 trở đi), chi phí tăng từ 5 - 10 lần càng gây khó khăn trong việc chi trả. Hơn nữa, thu phí dịch vụ sẽ dẫn đến tình trạng bỏ điều trị, tăng tỷ lệ HIV kháng thuốc và tăng chi phí điều trị ARV.

“Nếu Chính phủ đảm bảo 400 tỷ đồng tiền thuốc ARV cho 100.000 bệnh nhân HIV, Việt Nam không chỉ bảo vệ được cộng đồng mà còn có khả năng trở thành nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á kết thúc được đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030”, bác sĩ Long cho biết.

Ngọc Thủy

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
Xem thêm