
Paracetamol không có tác dụng trị cảm cúm
15/12/2015 22:48
![]() | Đề phòng bệnh cảm cúm khi trời lạnh |
![]() | Tác dụng bất ngờ của nước lọc ngừa 9 loại bệnh |
![]() | Paracetamol có thể gây ngộ độc nghiêm trọng |
Paracetamol là loại thuốc chính trong các đơn thuốc trị bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Nhưng theo nhóm nghiên cứu dược khoa ở New Zealand, thuốc này không giúp giảm được cơn sốt lẫn các triệu chứng khác như đau và nhức.
Với 80 người được thí nghiệm, nhiệt độ cơ thể họ không hề khác biệt khi uống paracetamol trong năm ngày so với người không uống thuốc. Cũng không nhóm nào có sự khác biệt về tình trạng bệnh tật.
TS Irene Braithwaite của Viện nghiên cứu Dược New Zealand cho biết: "Ban đầu chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng uống paracetamol có thể gây hại, vì virus cúm không thể tái tạo tốt ở nhiệt độ cao hơn và bằng cách làm giảm nhiệt độ cơ thể con người, virus có thể phát triển còn mạnh hơn. May mắn rằng kết quả thí nghiệm không cho thấy điều đó".
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mối quan ngại của các nhà khoa học bắt đầu khi thí nghiệm trên động vật bị cúm cho thấy những con được cho dùng paracetamol và những loại thuốc hạ sốt khác lại có nhiều nguy cơ chết vì virus hơn.
Trong nghiên cứu trên con người, paracetamol không chứng tỏ có gây hại nhưng cũng không có lợi.
Trái ngược với lời khuyên của nhiều y, bác sĩ hiện tại rằng nên uống paracetamol hoặc các loại thuốc chống sưng viêm khác khi bị bệnh để hạ sốt và giảm đau nhức, nghiên cứu này thấy rằng lượng paracetamol được khuyên dùng bình thường không hề có hiệu quả nào trong điều trị lâm sàng hoặc hiệu quả trị bệnh.
Theo các bác sĩ khác, đây chỉ là kết quả của một cuộc nghiên cứu. Với các bệnh nhân khác, paracetamol có thể có hiệu quả trong việc hạ sốt và giảm đau khi được uống đúng liều. Tuy nhiên, đây là điều đáng quan tâm và cần có một cuộc nghiên cứu về dùng thuốc điều trị với trẻ em, hiệu quả của thuốc khi ấy sẽ rõ ràng hơn.
Các nhà nghiên cứu đồng tình rằng thí nghiệm này vẫn có "lỗ hổng", vì tất cả các tình nguyện viên đều đã được uống thuốc chống cúm cực mạnh là Tamiflu, có thể khiến sự khác biệt về triệu chứng giảm đi.

Công đoàn cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tập huấn nghiệp vụ năm 2025

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Phản hồi tình trạng “dột” nước tại Nhà ga tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Công an Việt - Lào triệt phá đường dây đánh bạc xuyên quốc gia 1.300 tỷ đồng

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội khám sức khỏe miễn phí cho 2.000 đoàn viên

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Hà Nội: Đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia

Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Triển khai đợt cao điểm chống thuốc, thực phẩm chức năng giả tại TP.HCM

CDC Hà Nội giám sát ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng
Tin đọc nhiều

Cảnh báo chiêu trò “nháy máy 3 giây”: Thủ đoạn không thể coi thường

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

Tỷ giá USD hôm nay (22/5): Giá USD "chợ đen" tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/5): Giá dầu thế giới vẫn kéo dài đà giảm
