--> -->
Dòng sự kiện:

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

08/09/2024 17:25

Chia sẻ
Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo theo sát diễn biến mưa bão, đảm bảo an toàn cho dân Bám sát tình hình mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân vùng ngập lụt

Sáng nay (8/9), dạo một vòng quanh các tuyến phố ở Thủ đô mới thấy hết sự thiệt hại do bão gây ra. Cây cối đổ ngổn ngang từ các tuyến phố đến các công viên, khuôn viên khu dân cư. Cây cổ thụ đổ, gãy cũng có; cây mới trồng bị đổ cũng có. Trong đó, không ít cây khi bị đổ, tận mắt nhìn mới thấy không có rễ. Nhiều người kinh doanh mặt phố cho biết, khi sửa chữa, làm mới vỉa hè, các công nhân, người lao động trong quá trình thi công đã chặt, cưa hết rễ để lát vỉa hè (nếu không cưa, chặt vỉa hè sẽ không bằng phẳng), nên khi bão đến, cây bị đổ vì không có rễ; lại có cả những cây mới trồng bị đổ, bật gốc mà bạn đọc phản ánh là còn nguyên cả túi nilon bọc ở phần rễ cây… Đây là những vấn đề chắc chắn tới đây, các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm rõ.

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố, trong đó chỉ đạo về vấn đề xây xanh bị gãy, đổ trên tinh thần "Cây nào cứu được phải hết sức cứu; cây nào dựng lại được phải dựng lại" .

Tuy nhiên, một trong những vấn đề đáng quan tâm là phải khắc phục việc cây xanh đổ, gãy một cách khoa học. Không nên “đánh đồng” cứ đổ là cưa; cứ đổ nhổ gốc “dọn sạch”. Vì để có được một cây xanh, với tư cách là một “tế bào” của lá phổi tạo môi trường xanh, môi trường sống cho người dân trong bối cảnh đô thị hóa ngày một tăng là không hề dễ dàng. Chính vì thế, trong chuyến kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn Thành phố vào hôm nay (8/9), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo: “Đối với cây xanh gãy đổ, cây nào cứu được phải hết sức cứu; cây nào dựng được phải dựng lại để chăm sóc. Bần cùng bất đắc dĩ mới phải cưa bỏ. Vì trồng được một cây xanh không hề dễ dàng và mất rất nhiều thời gian”.

Từ chỉ đạo thể hiện tầm nhìn và nhìn đúng thực trạng của đồng chí Bí thư Thành ủy, rất mong các cấp chính quyền, cơ quan chức năng triển khai một cách nghiêm túc chỉ đạo của người đứng đầu Đảng bộ Thành phố, nhanh chóng vào cuộc, vừa khắc phục hậu quả tình trạng cây gãy, đổ để đảm bảo an toàn giao thông, vừa phân loại, đánh giá tình trạng gãy đổ để “cứu cây”. Tinh thần chung, cây nào có khả năng dựng lại được phải dựng lại; cây nào có thể chỉ cưa cành để gốc tự châm chồi thì cưa. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng “tát nước theo mưa”, lấy lý do cây đổ, gãy “cưa tất”, “dọn tất”, như vậy vừa ảnh hưởng đến ngân sách (chi ngân sách cho trồng mới), vừa ảnh hưởng đến độ che phủ phố phường, nhất là khi hè về.

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây
Tập thể cán bộ, người lao động Bệnh viện Đại học Y dựng lại cây bị đổ (Ảnh: FB Nguyễn Lân Hiếu).

Được biết, ngay trong sáng nay, trên trang cá nhân của Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - ông Nguyễn Lân Hiếu đã post ảnh cây bị đổ chia sẻ với cộng đồng, cách giúp khắc phục lại cây đổ mà không phải cưa, bỏ. Ngay trong chiều nay, một số cây xung quanh khuôn viên Bệnh viện Đại học Y 2 cơ sở đã được khắc phục.

Bảo vệ cây chính là bảo vệ môi trường sống. Hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ cây nói chung, và thời hiện tại càng phải nâng cao ý thức trong việc phân loại cây xanh bị ngã, đổ theo đúng tinh thần mà Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo: “Bần cùng bất đắc dĩ mới phải cưa bỏ”!

L.Hà

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm