--> -->
Dòng sự kiện:

Phát hiện dị tật tim từ trong bào thai giúp trẻ được cứu sống ngay khi chào đời

05/03/2024 06:30

Chia sẻ
Việc chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh từ trong bào thai đã được thực hiện phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả rất rõ rệt trong điều trị và tiên lượng bệnh, để bác sĩ có những xử trí kịp thời ngay khi trẻ ra đời.
Hồi sinh trái tim "lỗi nhịp" cứu sống bé trai 8 tuổi người Lào Đà Nẵng: Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho 443 trẻ em trong 8 năm Trao 10 tỷ đồng mang cơ hội phẫu thuật tim miễn phí đến trẻ em kém may mắn

Thời gian qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện, hỗ trợ can thiệp cứu sống nhiều ca bệnh nặng ở trẻ sơ sinh sau khi phát hiện bệnh lý từ bào thai. Việc phát hiện bệnh lý sớm cho trẻ từ trong bụng mẹ giúp tăng cơ hội sống cho các bệnh nhi.

Điển hình, vừa qua, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai đã cứu chữa và can thiệp thành công cho một trẻ sơ sinh bị hẹp khít động mạch phổi (một bệnh tim bẩm sinh phức tạp). Đây là kết quả của việc phát hiện, theo dõi từ trong bào thai và xử trí thành công ngay sau khi cháu bé chào đời chưa đầy 24 giờ.

Theo đó, khi đang mang thai tuần thứ 31, sản phụ ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã đi siêu âm thai ở bệnh viện tỉnh thì có chẩn đoán nhiều khả năng thai có vấn đề về tim. Các bác sĩ ở tỉnh đã gọi điện trao đổi chuyên môn với Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Sau đó, mẹ cháu bé đã lên Bệnh viện Bạch Mai để được thăm khám kỹ càng hơn.

Phát hiện dị tật tim từ trong bào thai giúp trẻ được cứu sống ngay khi chào đời
Bác sĩ Nguyễn Trung Kiên thăm khám cho trẻ trước khi ra viện.

Bác sĩ Kiên đã siêu âm chẩn đoán dị tật bào thai tuần thứ 31 bị hẹp van động mạch phổi nặng, thiểu sản tâm thất phải. Với những trường hợp như vậy thì cần phải can thiệp sớm ngay sau khi cháu bé chào đời, nếu không xử trí kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Sau khi nghe bác sĩ Kiên giải thích, bố mẹ cháu đã có sự chuẩn bị về tinh thần để sẵn sàng phối hợp với bác sĩ với mong muốn mang lại cho con mình một trái tim khỏe mạnh. Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cũng sẵn sàng tiếp nhận để kịp thời điều trị cho cháu bé ngay sau khi ra đời.

Bé gái Đ.T.M chào đời ở tuần thứ 39 của thai kỳ, nặng 3,5kg tại Bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc vào sáng ngày 20/2. Sau khi ra đời, bé đã được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai ngay vào chiều cùng ngày. Và sáng hôm sau, bé Đ.T.M đã được bác sĩ Kiên cùng các cộng sự can thiệp lần 1 với kỹ thuật nong van động mạch phổi. Ba ngày sau đó, bé được can thiệp lần 2 với kỹ thuật đặt stent ống động mạch. Đây là một kỹ thuật khó, tinh vi, nhất là với trẻ sơ sinh, bởi các mạch máu của bé sơ sinh thì cực kỳ mỏng manh.

Bác sĩ Kiên giải thích sở dĩ phải xử trí can thiệp 2 lần với cháu bé vì tâm thất phải của cháu thiểu sản, nên sau khi cần nong van động mạch phổi phải tiến hành đặt stent để duy trì ống động mạch. Sau khi nong van động mạch rồi để cháu hồi phục, 3 ngày sau mới đặt stent để đảm bảo an toàn cao nhất. Với trẻ sơ sinh khi mới chào đời cân nặng thấp, sức đề kháng yếu, nên trong quá trình làm can thiệp phải hết sức cẩn trọng nhưng cũng hết sức khẩn trương, nếu để xảy ra sai sót trong lúc thực hiện kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của cháu bé.

Với bé gái Đ.T.M, thời gian các bác sĩ làm can thiệp kéo dài từ 1-2 giờ với gây mê nội khí quản. Đặc biệt, bệnh nhi luôn trong tình trạng tím tái do thiếu oxy nên cần thao tác nhanh, dứt khoát để mở đường máu lên phổi nhanh nhất. Sau 2 lần can thiệp, cháu Đ.T.M đã hồi phục, khỏe mạnh và được xuất viện trong niềm vui của gia đình, bố mẹ và ê kíp y, bác sĩ điều trị.

Cứu sống trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp
Ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương cứu bệnh nhi phát hiện bị tim bẩm sinh ngay trong bụng mẹ.

Trước đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng đã phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện đặt máy tạo nhịp tim ngay tại phòng sinh cho trẻ bị tim bẩm sinh nặng, được chẩn đoán block nhĩ thất độ III từ trong thai kỳ.

Theo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sản phụ T.L (33 tuổi, ở Hà Nội) có tiền sử bị lupus ban đỏ 6 năm nay. Chị L đi khám thai tại phòng khám tư và đến tuần 22 phát hiện em bé có tình trạng rối loạn nhịp tim thai. Thông thường, tim thai dao động từ 120 -160 lần/phút, nhưng thai nhi lại có nhịp tim rất chậm, dao động 50 - 60 lần/phút.

Sau đó, chị L đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và được theo dõi tại Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Qua hội chẩn, Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thúy Linh, Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh nhận định, thai nhi có tiên lượng nặng, chậm phát triển trong tử cung, tim to, tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có tình trạng block nhĩ thất cấp III.

Sau khi hội chẩn liên viện, các bác sĩ nhận định, mặc dù khoảng cách giữa Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Nhi trung ương rất ngắn nhưng nếu thực hiện chuyển viện ngay sau sinh, em bé sẽ đối mặt với nguy cơ trụy tuần hoàn, trụy tim mạch do nhịp tim thấp, sức khỏe không tốt.

Với tình trạng block nhĩ thất độ III rất nặng, việc đặt máy tạo nhịp ở thời điểm ngay sau sinh là vô cùng cần thiết, có thể đưa nhịp thất của bé trở về bình thường, từ đó em bé sẽ cải thiện được tình trạng bệnh lý.

Do đó, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển đã cử một ê kíp bác sĩ tim mạch và hồi sức cấp cứu của bệnh viện phối hợp với bác sĩ chẩn đoán trước sinh, sản bệnh, gây mê hồi sức, sơ sinh, huyết học của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện ca mổ đặt máy tạo nhịp tim cho em bé ngay sau sinh.

Kết quả, 2 cuộc phẫu thuật được tiến hành nối tiếp nhau. Đầu tiên là ê kíp phẫu thuật đã thực hiện ca mổ lấy thai, đón em bé nặng 2,15kg cất tiếng khóc chào đời. Ngay khi cất tiếng khóc, rất nhanh chóng, em bé được đặt ống nội khí quản, làm xét nghiệm, siêu âm tim, đánh giá tình trạng nhịp, tình trạng bệnh được các bác sĩ kiểm soát hoàn toàn.

Sau khi được đặt máy tạo nhịp thành công, nhịp thất lên 120 lần/phút, em bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị. 14 ngày sau cuộc phẫu thuật, nhịp tim của trẻ đã trở về ổn định sau khi có sự hỗ trợ của máy tạo nhịp.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Trẻ mắc tim bẩm sinh có rất nhiều thể, trong đó có những bệnh có thể can thiệp trong năm đầu sau sinh, nhưng cũng không ít trường hợp phải cấp cứu khẩn trương để cứu sống trẻ. Trường hợp rối loạn nhịp tim thai như trên thì sự sống chỉ tính bằng giây, bằng phút.

Đề cập đến vai trò quan trọng của siêu âm tim thai, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, việc chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh từ trong bào thai đã được thực hiện phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả rất rõ rệt trong điều trị và tiên lượng bệnh, để có những xử trí kịp thời ngay khi trẻ ra đời.

“Các bà mẹ ngoài việc siêu âm, kiểm tra thai nhi theo lịch thông thường cũng nên siêu âm tim thai để sàng lọc tim bẩm sinh cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, từ đó có những chẩn đoán và xử trí kịp thời ngay khi trẻ ra đời”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam khuyến cáo.

Minh Khuê

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm