--> -->
Dòng sự kiện:

Phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm

16/05/2020 12:45

Chia sẻ
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án.    
phong chong oan sai chong bo lot toi pham Giải quyết án oan, sai: Để nhà nước, nhân dân đều không bị thiệt
phong chong oan sai chong bo lot toi pham Án oan sai: Không thể kết luận bừa…
phong chong oan sai chong bo lot toi pham Bỏ lọt tội phạm?

Mục tiêu của Chương trình là bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đều được thụ lý, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%; 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải được thụ lý điều tra, xác minh, khi có đủ căn cứ phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật; tỷ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng; nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vụ việc khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm đều được chuyển ngay và cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết đến cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền để xem xét việc khởi tố theo quy định của pháp luật;...

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình là tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Cụ thể, gắn kết chặt chẽ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật với việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục những sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng để hoạt động.

Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công tác phòng, chống tội phạm tại cộng đồng dân cư. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng, nhân rộng các mô hình về phòng, chống tội phạm về an ninh, trật tự ở cơ sở, như: "tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải", "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người"...; giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh thành vụ việc phức tạp, "điểm nóng" về an ninh, trật tự. Có biện pháp bảo vệ người tố cáo, kịp thời động viên, khen thưởng người có thành tích trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

phong chong oan sai chong bo lot toi pham
Ông Huỳnh Văn Nén tại buổi xin lỗi công khai do ngồi tù oan vào cuối năm 2015. Ảnh: TTXVN

Đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chức năng. Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn sơ sở, nhất là đối tượng bị kết án đang ở ngoài xã hội, đối tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người nghiện ma túy...

Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng, góp phần hạn chế tình trạng tái phạm tội.

Nhiệm vụ, giải pháp khác là thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm, phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Cụ thể, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; việc áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp điều tra khác; không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra; không "hành chính hóa" hành vi phạm tội hình sự.

Thường xuyên rà soát, xác minh các vụ án tạm đình chỉ điều tra, vụ việc tạm đình chỉ giải quyết để xác định căn cứ phục hồi điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Quan tâm thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý điều tra viên, cán bộ điều tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chủ động nghiên cứu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, nhất là công tác giám định tư pháp; nâng cao tính chủ động của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện thẩm quyền tố tụng do luật định. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và viện kiểm sát, tòa án trong điều tra, xử lý tội phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tạo điều kiện thuận lợi cho người giám hộ, người bào chữa, trợ giúp pháp lý tham gia hoạt động tố tụng hình sự theo quy định pháp luật.

Thực hiện nghiêm các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, yêu cầu bồi thường kéo dài nhiều năm. Kịp thời giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và xử lý nghiêm trách nhiệm của người gây oan, sai theo quy định của pháp luật.

P.V

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm