
Quản lý thị trường Hà Nội chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân vùng dịch
28/05/2021 23:14
Khẳng định tính cấp thiết và tầm quan trọng của nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao trong Chỉ thị 08/CT-BCT, tại cuộc họp trực tuyến, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh nhấn mạnh: "Đây là một trong những nhiệm vụ mang yếu tố chính trị cao" bởi, chỉ trong thời điểm diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, lực lượng Quản lý thị trường mới được Chính phủ, Bộ Công Thương trực tiếp giao cho trọng trách nằm ngoài quy định trong chức năng, nhiệm vụ được giao.
![]() |
Quản lý thị trường Hà Nội chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân vùng dịch |
Chính vì vậy, theo ông Trần Hữu Linh, lực lượng Quản lý thị trường cần nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự giác; phải suy nghĩ cách làm mới, áp dụng hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ các mặt hàng nông sản theo mùa vụ tại thị trường nội địa.
Đề cập đến công tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các địa phương, tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Phó Cục trưởng Nguyễn Minh Hùng cho biết, từ năm 2018, Hà Nội đã triển khai xây dựng Đề án quản lý kinh doanh trái cây. Chương trình được thí điểm năm 2019 với sự tham gia của 12 quận nội thành, 900 cửa hàng kinh doanh. Năm 2021, số lượng cửa hàng kinh doanh trái cây được treo biển nhận diện lên đến 1.500 cửa hàng; 1.862 cửa hàng kinh doanh mặt hàng trái cây; 200 siêu thị; 1.500 cửa hàng tiện ích; 3 chợ đầu mối chuyên biệt về nông sản.
"Hà Nội không chỉ giải cứu các tỉnh mà còn giải cứu Hà Nội" - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội nói. Lấy ví dụ về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, tỉnh riêng trong năm 2020, Hà Nội đã hỗ trợ tiêu thụ 43.000 tấn hàng hóa cho các địa phương và 1.500 tấn củ cải cho địa bàn Long Biên, Hà Nội.
Tuy nhiên, để quá trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong "làn sóng" Covid-19 lần này mang lại hiệu quả, an toàn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng cần phải có các giải pháp để đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa về Hà Nội, cũng như phải có chứng nhận phòng, chống dịch Covid-19... Đặc biệt, đối với lái xe cần phải chứng minh xét nghiệm âm tính với Covid-19 để nhân dân Thủ đô và các cửa hàng kinh doanh an tâm kinh doanh, tiêu thụ…
Tham gia ý kiến tại cuộc họp, đại diện các đơn vị như: Vụ Thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã đưa ra những giải pháp cấp bách mà các đơn vị đang triển khai để hỗ trợ bà con nông dân kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản.
![]() |
Vải thiều Hải Dương và Bắc Giang đang chuẩn bị vào chính vụ |
Trong bối cảnh dịch bệnh không thể tổ chức các chương trình Hội chợ, triển lãm, Cục Xúc tiến thương mại xây dựng các kế hoạch xúc tiến thương mại giữa các vùng miền, tổ chức kết nối nhà cung cấp ở các địa phương với các nhà chế biến nông sản để đưa ra các giải pháp tiêu thụ. Bên cạnh đó, Cục hỗ trợ các địa phương về mặt kỹ thuật để tổ chức các hội nghị kết nối nông sản trực tiếp tại các địa phương. Ví dụ như tại Bắc Giang, Sơn La hay Bình Thuận. Đặc biệt, Cục đã làm việc với các đơn vị quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như Shoppee, Lazada để đưa nông sản như vải, xoài hay thanh long bán trên các sàn giao dịch hay phối hợp với Viettel post để hỗ trợ bà con nông dân vận chuyển hàng hóa, livestream bán hàng…
Đánh giá cao những hoạt động hỗ trợ mà Cục Xúc tiến thương mại đã thực hiện để hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh góp ý Cục Xúc tiến thương mại cần lưu tâm cách thức đảm bảo chất lượng sản phẩm bởi quả vải là mặt hàng nông sản có tính mùa vụ cho nên việc bảo quản để sản phẩm tươi, ngon đến tay người tiêu dùng là vấn đề rất quan trọng.
Một điểm nữa cũng được Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh lưu ý đó là hàng nông sản được vận chuyển trên Viettel post cũng cần được lưu tâm bởi cùng 1 lúc xe của đơn vị này sẽ vận chuyển nhiều mặt hàng hóa khác nhau chứ không riêng nông sản. "Nhiều khi chỉ vì một mặt hàng vận chuyển chung trên xe vi phạm sẽ dẫn đến tình trạng ách tắc nông sản, như thế sẽ không đảm bảo được chất lượng" - Tổng Cục trưởng nói.
Tại cuộc họp, Tổng Cục trưởng cũng kêu gọi toàn lực lượng Quản lý thị trường với hơn 6.300 cán bộ sẽ là những người tiêu dùng cùng chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Lời kêu gọi cũng nhận được sự đồng tình và hưởng ứng trong toàn lực lượng.

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội

Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An biểu dương công nhân lao động tiêu biểu

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
