--> -->
Dòng sự kiện:

Quấy rối tình dục nơi công cộng: 200 ngàn hay sự giễu cợt công lý?

04/12/2020 20:01

Chia sẻ
Bộ luật Hình sự 2015 đã coi hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô... là những tội phạm có tính chất rất nghiêm trọng và gắn với những chế tài xử phạt nghiêm khắc, tuy nhiên với hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng thì chưa có quy định cụ thể. Trong buổi talkshow: “Quấy rối tình dục nơi công cộng: 200 ngàn hay sự giễu cợt công lý?”, nhiều chuyên gia, luật sư cho rằng đang tồn tại những "lỗ hổng" pháp lý quanh vấn nạn này.
Kỳ 2: Những “khoảng trống” chính sách cần lấp đầy Kỳ 1: Hãy cùng nhau hành động! Giảm tình trạng trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt

Nói cách khác, đang thiếu hành lang pháp lý để xử lý hành vi quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em, tức là thiếu công cụ để ngăn chặn vấn nạn đang gây nhức nhối xã hội. Trong khi đó ở một số nước trong khu vực, hành vi này có thể bị xử lý rất nặng như phạt tù, với mức án phạt khá cao.Theo đó, cho đến nay khái niệm "quấy rối tình dục" vẫn chưa được định nghĩa hay giải thích rõ ràng, cũng chưa có chế tài nào để xử lý hành vi này. Pháp luật hình sự hiện hành không quy định tội danh "quấy rối tình dục".

Bà Phạm Thị Thùy Dương – Luật sư, Giám đốc công ty Luật Tuệ Vinh cho biết, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 đã lạc hậu so với thời cuộc. Việc áp dụng văn bản này để xử phạt hành vi quấy rối tình dục với mức từ 100 đến 300 ngàn đồng, không đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung. Do đó, đã đến lúc cần những quy định mới theo hướng tăng cường những chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý hành vi này.

“Tại một số quốc gia, hành vi này bị cấm giao tiếp xã hội hoặc quản thúc riêng trong một khu vực với thời gian quản thúc dài để người thực hiện hành vi tự điều chỉnh và cảm nhận tính nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có quy định như vậy. Hiện dư luận đã quan tâm hơn và đã có những đề nghị tăng nặng khung xử lý song theo tôi để tính răn đe cao thì cần các chế tài nặng hơn, đặc biệt hướng đến việc xử lý tăng nặng, răn đe ý thức…” - bà Phạm Thị Thùy Dương chia sẻ.

Đồng tình quan điểm này, bà Khuất Thu Hồng – Chủ tịch Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) cho biết, nhiều vụ việc gần đây cho thấy một số chính sách, điều khoản pháp luật đã không còn phù hợp với đời sống thực tiễn, cần phải nhanh chóng sửa đổi, nâng cao chất lượng việc xây dựng các văn bản dưới luật. Làm sao để luật phải luôn gần sát với cuộc sống.

Tại buổi buổi talkshow, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ quan điểm, góc nhìn về thực trạng việc quấy rối tình dục nơi công cộng thời gian gần đây, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời đưa ra những đề xuất, ý kiến và lời khuyên về những cách thức để bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái những nguy cơ và hành vi quấy rối, xâm hại.

Đinh Luyện

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
Xem thêm