--> -->
Dòng sự kiện:

Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát

29/11/2024 18:50

Chia sẻ
Ngày 29/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Quy định các tiêu chí lựa chọn cụ thể, rõ ràng

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề cập đến tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát. Theo đó, phải bám sát yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống, của các địa phương, các vấn đề còn tồn tại lâu dài chưa được quan tâm... Theo đại biểu, cần xem xét, quy định các tiêu chí lựa chọn cụ thể, rõ ràng, bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, địa phương.

Cũng theo đại biểu, theo quy định hiện hành thì Hội đồng nhân dân có thể ra nghị quyết về chất vấn. Vấn đề này được hiểu là sau khi chất vấn nếu thấy cần thiết thì Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết hoặc không ban hành nghị quyết. Việc quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn khi mà kỳ họp Hội đồng nhân dân chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông). Ảnh: Quốc hội

Công tác chuẩn bị xây dựng nghị quyết ngay trong kỳ họp sẽ không đảm bảo chất lượng và mất nhiều thời gian. Do đó, cần giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành. Trường hợp quy định bắt buộc phải ra nghị quyết về chất vấn như dự thảo Luật thì cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng chính sách, lấy ý kiến và khảo sát tại các địa phương.

Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn tỉnh Thái Bình) quan tâm đến việc bổ sung nguyên tắc mới của hoạt động giám sát. Nữ đại biểu cho biết, trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật này yêu cầu vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện, vừa là đòi hỏi bắt buộc các lĩnh vực khác có liên quan phải cùng tham gia vào.

Quốc hội có 3 chức năng cơ bản là xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Vậy công tác đổi mới tư duy xây dựng pháp luật thì đòi hỏi giám sát phải đổi mới theo và việc quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước cũng phải đổi mới theo.

Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn tỉnh Thái Bình). Ảnh: Quốc hội

Do đó, đại biểu thống nhất lựa chọn phương án 1 trong dự thảo là Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 của Điều 3: Bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Về quy định thời điểm Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo, đại biểu Trần Khánh Thu lựa chọn phương án 1 trong dự thảo Luật. Theo nữ đại biểu, việc chuyển thời điểm Quốc hội xem xét, thảo luận một số báo cáo từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp giữa năm sẽ giúp điều hòa hợp lý, giảm tải khối lượng công việc rất lớn của Quốc hội tại các kỳ họp cuối năm.

Đồng thời tạo thuận lợi để Chính phủ; bộ, ngành trong quá trình thống kê, xây dựng báo cáo tổng hợp đầy đủ tình hình, số liệu trong 1 năm, làm cơ sở cho việc đánh giá toàn diện kết quả công tác trong năm của cơ quan chịu sự giám sát, khắc phục tình trạng các cơ quan phải lấy số liệu nhiều lần phục vụ xây dựng báo cáo trình Quốc hội, gây lãng phí nguồn lực.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị nghiên cứu, bổ sung trình tự, thủ tục để Ban của Hội đồng nhân dân đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Quốc hội

Quy định trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát là cần thiết

Nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) góp ý về nội dung sửa đổi quy định trách nhiệm, chế tài trong thực hiện kiến nghị của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc nhận thấy, quy định trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của chủ thể giám sát đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát là cần thiết.

Đại biểu cho rằng, nếu chỉ đề cập chung chung là xem xét trách nhiệm thì chưa rõ và khó thực hiện, nên cần bổ sung rõ ràng hơn các hình thức xử lý vi phạm, chẳng hạn như xử lý về hành chính, bãi nhiệm, hoặc là quy trình xử lý cao hơn theo từng cấp độ vi phạm của chủ thể chịu sự giám sát.

Đối với các hình thức về chế tài xử lý, đại biểu cho rằng, cần bổ sung nội dung cho phép các cơ quan giám sát kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp đề nghị báo cáo và đề nghị cấp ủy quyết định áp dụng các hình thức, biện pháp kỷ luật. Quy định như vậy sẽ khả thi hơn vì gắn trách nhiệm của cấp ủy đối với người đứng đầu theo các quy định hiện hành.

Đồng thời cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về thời hạn để cơ quan chịu sự giám sát thực hiện kết luận giám sát là bao nhiêu ngày kể từ khi cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nhận được kết luận của cơ quan chủ thể và giám sát các nội dung.

Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) cơ bản đồng tình với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, theo đó, phạm vi điều chỉnh chỉ bao gồm 5 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đề cập đến tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Quốc hội, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị bổ sung cụm từ “và những vấn đề xã hội quan tâm” vào sau cụm từ “những vấn đề mang tính thời sự”, cụ thể: “Tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Quốc hội là vấn đề mang tính thời sự và những vấn đề xã hội quan tâm, gắn với quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, có tính tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực và những vấn đề khác”.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định, kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đại biểu đề nghị làm rõ “trường hợp cần thiết” là trường hợp như thế nào, để đảm bảo rõ ràng, nhất quán trong thực hiện...

Phương Thảo

“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình

Tập 24 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục mang đến những nút thắt cảm xúc sâu sắc. Trong khi ông Nhân đứng ra nhận tội thay Hậu, người con trai ruột vẫn lạnh nhạt và thẳng thừng từ chối sự hiện diện của ông. Tình tiết này khiến Nguyên không thể kìm nén sự phẫn nộ.

Đánh sập sàn ngoại hối Verbo Capital lừa đảo hơn 4.000 người

Công an tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt phá thành công sàn giao dịch ngoại hối ảo Verbo Capital, bắt giữ nhiều đối tượng có hành vi tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã lôi kéo hơn 4.000 người tham gia, chiếm đoạt số tiền lên tới gần 300 tỷ đồng.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Theo đặc phái viên TTXVN, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, chiều tối 8/5 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Vnukovo 2, thủ đô Moskva, Liên bang Nga, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Hôm nay (9/5, giá dầu thế giới đã tăng hơn 2%, được hỗ trợ bởi hy vọng về bước đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 62,90 USD/thùng, tăng 2,93%, giá dầu WTI ở mốc 59,95 USD/thùng, tăng 3,17%.
Xem thêm