--> -->
Dòng sự kiện:

"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành xin giảm án, dùng cổ phần để khắc phục hậu quả

26/03/2024 19:50

Chia sẻ
Tại phiên tòa phúc thẩm, "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành thừa nhận các hành vi như bản án sơ thẩm đã quy kết và xin Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo đồng ý để lại 26% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư MHD Hà Nội, tương đương khoảng 75 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Đề nghị các ngân hàng trả lại 122 tỷ đồng cho đại gia Lừa hàng trăm tỷ đồng của ngân hàng, Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án tù chung thân Xét xử phúc thẩm vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành

Ngày 26/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và 12 bị cáo khác ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Đại chúng (PVCombank), Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Việt Á (VietABank).

Phiên tòa được mở theo kháng cáo của các bị cáo, kháng cáo của 3 ngân hàng là bị hại trong vụ án gồm PVCombank, NCB và VietABank.

"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt. (Ảnh: DT)

Ngoài ra, một số cá nhân gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trên không được tòa sơ thẩm tuyên trả lại các sổ tiết kiệm có giá trị hàng trăm tỷ đồng cũng có đơn kháng cáo về phần dân sự. Tại tòa, bị cáo Lê Thị Hiên (giao dịch viên VietABank) rút đơn kháng cáo nên được Hội đồng xét xử cho về.

Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành thừa nhận các hành vi phạm tội như trước đó đã bị quy kết. Theo lời bị cáo Thành, quá trình bị tạm giữ, bị cáo rất ăn năn, hối hận. Sau đó, nữ bị cáo này mong tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Bởi theo lời Thành, gia đình bị cáo hoàn cảnh, bị cáo là mẹ đơn thân nuôi 3 con trong đó có một con bị u não. Bản thân bị cáo bị bệnh (viêm hạch lao, sỏi thận, hạch ở gan bàn chân…), gia đình có công với cách mạng. Ngoài ra, Thành nói, mục đích xin giảm án nhằm có cơ hội để khắc phục hậu quả cho các bị hại để từ đó có tình tiết giảm nhẹ mức án.

Để khắc phục hậu quả vụ án, bị cáo đồng ý để lại 26% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư MHD Hà Nội, tương đương khoảng 75 tỷ đồng. Khoản tiền thứ hai là 10 tỷ đồng Nguyễn Thị Hà Thành chuyển cho bà Nguyễn Thị Thủy để bà Thủy mua cổ phần của MHD giúp mình. Hà Thành đề nghị Hội đồng xét xử truy thu cho mình để làm tài sản thi hành án.

Bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Landmark) xác nhận việc bị cáo Hà Thành có 26% cổ phần tại công ty MHD (từ thời điểm 2018) và Ngân hàng Việt Á đang phong tỏa. Phần này nội dung bản án sơ thẩm chưa nêu nhưng trong hợp đồng thế chấp của bị cáo có nêu nội dung này.

Đại diện của Ngân hàng Việt Á cho biết, hiện tại số cổ phần này đứng tên bị cáo Nguyễn Thanh Tùng, nếu Hội đồng xét xử làm rõ đây là tài sản của Hà Thành, ngân hàng sẽ chấp nhận khấu trừ cho Hà Thành.

Ngoài 2 khoản tiền nêu trên, Nguyễn Thị Hà Thành cũng đề nghị Hội đồng xét xử truy thu số tiền gần 42 tỷ đồng chênh lệch mà anh Triệu Đình Hoan đã thu của bị cáo vượt so với lãi suất quy định.

Trước đó, Hà Thành bị tuyên phạt mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo bị cáo buộc đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng của 3 ngân hàng và 5 cá nhân.

Bị cáo Hà Thành bị buộc khắc phục hậu quả hơn 433 tỷ đồng đã gây ra. Đến nay, bị cáo không có khả năng khắc phục do đã sử dụng tiền để trả lãi vay ngoài, tất toán các khoản vay khác tại ngân hàng và mua cổ phần hoặc chi tiêu cá nhân. Cho rằng, mức án tù chung thân với mình là quá nặng, bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Thị Hà Thành (sinh năm 1984, ở Hà Nội) đã gây ra 27 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng. Do kinh doanh thua lỗ, "siêu lừa" đã nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2018, Nguyễn Thị Hà Thành dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng.

Nguyễn Thị Hà Thành đã câu kết với 17 người là cựu cán bộ, nhân viên NCB, VietABank và PVCombank để lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu giữa mình với các "đại gia", hứa hẹn trả lãi ngoài cao. Sau đó, Thành giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu để cầm cố sổ tiết kiệm và được các ngân hàng giải ngân.

Các cựu cán bộ ngân hàng đã giúp Nguyễn Thị Hà Thành hợp thức hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định. Họ bỏ qua nhiều bước xác minh như không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo, lập tờ trình cấp tín dụng dù hồ sơ giả mạo, chưa qua thẩm định..., qua đó giúp Nguyễn Thị Hà Thành vay tiền bằng tài sản của người khác.

Tổng cộng, Nguyễn Thị Hà Thành đã chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng, PVComBank 49,4 tỷ đồng, VietABank hơn 273 tỷ đồng và của 4 cá nhân khác 63 tỷ đồng.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm